Đề bài
Chứng minh rằng tổng các khoảng cách từ một điểm nằm trong một hình lăng trụ đều đến các mặt của nó không phụ thuộc vào vị trí của điểm nằm trong hình lăng trụ đó.
Lời giải chi tiết
Gọi hình lăng trụ đều đã cho là H.
Khi đó, dễ thấy tổng các khoảng cách từ một điểm nằm trong H đến hai mặt đáy của nó luôn bằng chiều cao h của H.
Giả sử I là một điểm trong nào đó của H .
Dựng qua I một mặt phẳng \(\left( P \right)\) vuông góc với cạnh bên của H, ta được thiết diện thẳng A1A2…An của H. Khi đó, A1A2…An là một đa giác đều bằng đa giác đáy của H (do H là lăng trụ đều).
Từ I ta kẻ đường \(I{H_1} \bot {A_1}{A_2},I{H_2} \bot {A_2}{A_3},...I{H_n} \bot {A_n}{A_1}.\)
Do thiết diện thẳng vuông góc với các mặt bên nên từ đó dễ dàng suy ra : \(I{H_1},I{H_2},...,I{H_n}\) lần lượt vuông góc với các mặt bên của hình lăng trụ .
Đặt \(I{H_1} = {h_1},I{H_2} = {h_2},...,I{H_n} = {h_n}\) và a là độ dài cạnh đáy của lăng trụ.
Gọi S là diện tích một mặt đáy thì S cũng là diện tích của A1A2…An. Vậy
\(\eqalign{ & S = {1 \over 2}a{h_1} + {1 \over 2}a{h_2} + ... + {1 \over 2}a{h_n} \cr&\;\;\;= {1 \over 2}a({h_1} + {h_2} + ... + {h_n}) \cr & \Rightarrow {h_1} + {h_2} + ... + {h_n} = {{2S} \over a}. \cr} \)
Vậy tổng các khoảng từ I đến các mặt của lăng trụ là không đổi.
Tổng này bằng \(h+{{2S} \over a}.\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Bài 37. Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
CHƯƠNG 8. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)