Bài 1. Mở đầu về phương trình
Bài 2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Bài 3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Bài 4. Phương trình tích
Bài 5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bài 6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp)
Ôn tập chương III. Phương trình bậc nhất một ẩn
Đề bài
Để khuyến khích tiết kiệm điện, giá điện sinh hoạt được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều điện thì giá mỗi số điện \((1kWh)\) càng tăng lên theo các mức như sau:
Mức thứ nhất: Tính cho \(100\) số điện đầu tiên;
Mức thứ hai: Tính cho số điện thứ \(101\) đến \(150\), mỗi số đắt hơn \(150\) đồng so với mức thứ nhất;
Mức thứ ba: Tính cho số điện thứ \(151\) đến \(200\), mỗi số đắt hơn \(200\) đồng so với mức thứ hai;
v.v…
Ngoài ra, người sử dụng còn phải trả thêm \(10\%\) thuê giá trị gia tăng (thuế VAT).
Tháng vừa qua, nhà Cường dùng hết \(165\) số điện và phải trả \(95700\) đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất giá là bao nhiêu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Gọi \(x\) (đồng) là giá điện ở mức thứ nhất \(x>0\).
- Số tiền phải trả ở mức 1: \(100x\) (đồng).
- Số tiền phải trả ở mức 2: \(50(x + 150)\) (đồng).
- Số tiền phải trả ở mức 3: \(15(x + 150 +200)=15(x + 350)\) (đồng).
- Số tiền phải trả chưa tính thuế VAT là: \(100x + 50(x + 150) + 15(x + 350)\)
- Số tiền thuế VAT = 10% của \(100x + 50(x + 150) + 15(x + 350)\)
- Số tiền phải trả = Số tiền phải trả chưa tính thuế VAT + Số tiền thuế VAT
Giải phương trình biểu diễn số tiền phải trả ta tìm được số tiền của mỗi số điện ở mức thứ nhất.
Lời giải chi tiết
Gọi \(x\) (đồng) là giá điện ở mức thứ nhất \(x>0\).
Nhà Cường dùng hết 165 số điện mà \(165= 100 + 50 + 15\)
Như vậy nhà Cường phải đóng cho 100 số điện ở mức 1, 50 số điện ở mức 2 và 15 số điện ở mức 3.
Số tiền phải trả ở mức 1 là: \(100x\) (đồng).
Số tiền phải trả ở mức 2 là: \(50(x + 150)\) (đồng).
Số tiền phải trả ở mức 3 là: \(15(x + 150 +200)=15(x + 350)\) (đồng).
Số tiền phải trả chưa tính thuế VAT là:
\(100x + 50(x + 150) + 15(x + 350)\)
\(= 100x + 50x + 7500 + 15x + 5250\)
\(= 165x + 12750\)
Số tiền thuế VAT là \( (165 x+12750). 10\% \) \(= (165 x+12750).0,1 \)
Vì tổng số tiền phải trả là \(95700\) đồng nên ta có:
\(165x + 12750 + (165x + 12750).0,1 \) \(= 95700\)
\( \Leftrightarrow (165x + 12750) (1 + 0,1) = 95700\)
\(\Leftrightarrow (165x + 12750).1,1 = 95700\)
\( \Leftrightarrow (165x + 12750) = 95700:1,1 \)
\(\Leftrightarrow 165x + 12750 = 87000\)
\(\Leftrightarrow 165x = 87000 - 12750\)
\(\Leftrightarrow 165x = 74250 \)
\( \Leftrightarrow x = 74250:165\)
\(\Leftrightarrow x = 450\) (thỏa mãn điều kiện).
Vậy giá mỗi số điện ở mức thứ nhất là \(450\) đồng.
Unit 1. City & Country
Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
PHẦN 2. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8