Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh 1. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh B’B, CD và A’D’.
LG a
Tính khoảng cách giữa cặp đường thẳng A’B, B’D và cặp đường thẳng PI, AC’ (I là tâm của đáy ABCD).
Lời giải chi tiết:
Ta chọn hệ trục Oxyz sao cho gốc toa độ là A, Tia Ox chứa AB, tia Oy chứa AD và tia Oz chứa AA’(h.103).
Khi đó
\(\eqalign{ & A = \left( {0;0;0} \right),B = \left( {1;0;0} \right) \cr & D = \left( {0;1;0} \right),A' = \left( {0;0;1} \right) \cr & C = \left( {1;1;0} \right),B' = \left( {1;0;1} \right) \cr & C' = \left( {1;1;1} \right),D' = \left( {0;1;1} \right). \cr} \)
Suy ra \(\overrightarrow {A'B} = \left( {1;0; - 1} \right)\)
\(\overrightarrow {B'D} = \left( { - 1; 1; - 1} \right)\)
\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {A'B} ,\overrightarrow {B'D} } \right] = \left( {1;2;1} \right).\)
\(\overrightarrow {A'B'} = \left( {1;0;0} \right)\)
\(d\left( {A'B,B'D} \right) = {{\left| {\left[ {\overrightarrow {A'B} ,\overrightarrow {B'D} } \right].\overrightarrow {A'B'} } \right|} \over {\left| {\left[ {\overrightarrow {A'B} ,\overrightarrow {B'D} } \right]} \right|}} = {1 \over {\sqrt 6 }}.\)
Ta lại có :
\(\eqalign{ & \cr & P = \left( {0;{1 \over 2};1} \right),I = \left( {{1 \over 2};{1 \over 2};0} \right),\cr&\overrightarrow {IP} = \left( { - {1 \over 2};0;1} \right). \cr & \overrightarrow {AC'} = \left( {1;1;1} \right),\overrightarrow {AP} = \left( {0;{1 \over 2};1} \right) \cr} \)
Suy ra \(d\left( {PI,AC'} \right) = {{\left| {\left[ {\overrightarrow {IP} ,\overrightarrow {AC'} } \right].\overrightarrow {AP} } \right|} \over {\left| {\left[ {\overrightarrow {IP} ,\overrightarrow {AC'} } \right]} \right|}} = {{\sqrt {14} } \over {28}}.\)
LG b
Tính góc giữa hai đường thẳng MP và C’N.
Tính góc giữa hai mặt phẳng (PAI) và (DCC’D’).
Lời giải chi tiết:
Ta có \(M = \left( {1;0;{1 \over 2}} \right),N = \left( {{1 \over 2};1;0} \right)\)
\(\eqalign{ & \Rightarrow \overrightarrow {MP} = \left( { - 1;{1 \over 2};{1 \over 2}} \right),\overrightarrow {NC'} = \left( {{1 \over 2};0;1} \right) \cr & \Rightarrow \overrightarrow {MP} .\overrightarrow {NC'} = 0 \Rightarrow MP \bot NC'. \cr} \)
Mặt phẳng (PIA) có vectơ pháp tuyến: \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AP} ,\overrightarrow {AI} } \right] = \left( { - {1 \over 2};{1 \over 2}; - {1 \over 4}} \right).\)
Mặt phẳng (DCC’D’) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {AD} = \left( {0;1;0} \right).\)
Gọi \(\varphi \) là góc giữa hai mặt phẳng trên thì
\(\cos \varphi = {{\left| {\overrightarrow n .\overrightarrow {AD} } \right|} \over {\left| {\overrightarrow n } \right|.\left| {\overrightarrow {AD} } \right|}} = {2 \over 3}.\)
Chương IV. Dao động và sóng điện từ
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 12
Chương 9. Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12