IV.3
Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là \(4\sqrt 2 \mu C\) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \(0,5\pi \sqrt 2 A.\) Thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ điện giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại là
A. \(\dfrac{8}{3}\mu s.\) B. \(\dfrac{4}{3}\mu s.\)
C. \(\dfrac{2}{3}\mu s.\) D. \(\dfrac{{16}}{3}\mu s.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \({I_0} = {Q_0}\omega \Rightarrow \omega \Rightarrow T\)
Sử dụng vòng tròn lượng giác để tính thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ điện giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại
Lời giải chi tiết:
Ta có
\(\begin{array}{l}{I_0} = {Q_0}\omega \\ \Rightarrow \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}} = \dfrac{{0,5\pi \sqrt 2 }}{{4\sqrt 2 {{.10}^{ - 6}}}} \\= 125000\pi (rad/s)\\ \Rightarrow T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{125000\pi }}\\ = 1,{6.10^{ - 5}}(s)\end{array}\)
Từ vòng tròn lượng giác ta có:
\(\begin{array}{l}\cos \omega t = \dfrac{{{Q_0}}}{{\dfrac{{{Q_0}}}{2}}} = \dfrac{1}{2}\\ \Rightarrow \omega t = \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{{2\pi }}{T}\\ \Rightarrow t = \dfrac{T}{6} = \dfrac{{1,{{6.10}^{ - 5}}}}{6} = \dfrac{8}{3}{.10^{ - 6}}s \\= \dfrac{8}{3}\mu s\end{array}\)
Chọn A
IV.4
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết của sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
D sai vì: Sóng điện từ truyền được trong chân không
Chọn D
Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 12
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Chương 3. Dòng điện xoay chiều
Chương 2. Sóng cơ và sóng âm
Unit 6: Future Jobs - Việc Làm Tương Lai