IV.5
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
B. Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) cùng phương với vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B .\)
C.Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ là sóng ngang và mang theo năng lượng.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ
Lời giải chi tiết:
B sai vì: Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \), vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) và véctơ vận tốc tạo với nhau một tam diện thuận.
Chọn B
IV.6
Một mạch dao động \(LC\) đang có dao động điện từ tự do với tần số góc \(\omega .\) Gọi \({q_0}\) là điện tích cực đại của một bản tụ điện. Bỏ qua sự tiêu hao năng lượng trong mạch, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. \({I_0} = {q_0}{\omega ^2}.\) B. \({I_0} = \dfrac{{{q_0}}}{{{\omega ^2}}}.\)
C. \({I_0} = {q_0}\omega .\) D. \({I_0} = \dfrac{{{q_0}}}{\omega }.\)
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức \({I_0} = {q_0}\omega \)
Lời giải chi tiết:
Ta có \({I_0} = {q_0}\omega \)
Chọn C
IV.7
Khi một mạch dao động lí tưởng (gồm cuộn cảm thuần và tụ điện) hoạt động thì
A. ở mọi thời điểm, trong mạch chỉ có năng lượng điện trường.
B. cảm ứng từ trong cuộn dây tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua cuộn dây.
C. cường độ điện trường trong tụ điện tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ điện.
D. ở thời điểm năng lượng điện trường của mạch cực đại thì năng lượng từ trường của mạch bằng \(0.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = const\)
Vậy ở thời điểm năng lượng điện trường của mạch cực đại thì năng lượng từ trường của mạch bằng \(0.\)
Chọn D
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
CHƯƠNG IV. KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Đề kiểm tra học kì 2
PHẦN GIẢI TÍCH - TOÁN 12
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ