1. Nội dung câu hỏi
Bạn Nam luôn chăm sóc răng miệng cần thận. Vì sợ bị sâu răng nên sau khi ăn cơm, ăn trái cây hay uống nước hoa quả, Nam liền đánh răng ngay. Tuy nhiên, nếu đánh răng ngay sau khi dùng nước trái cây thì sẽ gây hại cho răng. Làm sao để ăn trái cây và uống các loại nước trái cây hằng ngày mà ít gây tác hại nhất cho răng?
Em hãy trả lời giúp bạn Nam những vấn đề đặt ra ở trên.
2. Phương pháp giải
Lớp men răng là hợp chất $\mathrm{Ca}_5\left(\mathrm{PO}_4\right)_3 \mathrm{OH}$ và được tạo thành từ cân bằng:
$5 \mathrm{Ca}^{2+}+3 \mathrm{PO}_4^{3-}+\mathrm{OH}^{-} \rightleftarrows \mathrm{Ca}_5\left(\mathrm{PO}_4\right)_3 \mathrm{OH}$
Khi ăn trái cây hoặc uống nước hoa quả, lượng acid tăng và xảy ra cân bằng:
$\mathrm{H}^{+}+\mathrm{OH}^{-} \rightleftarrows \mathrm{H}_2 \mathrm{O}$
Áp dụng nguyên lí Le Chatelier để giải thích.
3. Lời giải chi tiết
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng $2 \mathrm{~mm}$. Lớp men này là hợp chất $\mathrm{Ca}_5\left(\mathrm{PO}_4\right)_3 \mathrm{OH}$ và được tạo thành từ cân bằng:
$5 \mathrm{Ca}^{2+}+3 \mathrm{PO}_4^{3-}+\mathrm{OH}^{-} \rightleftharpoons \mathrm{Ca}_5\left(\mathrm{PO}_4\right)_3 \mathrm{OH}$
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Chất chua (tức acid hữu cơ') trong trái cây như acetic acid, tartaric acid, citric acid, lactic acid, ... kết hợp với những thành phằn trong kem đánh răng sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Do đó, sau khi ăn xong phải đợi đến khi nước bọt trung hoà lượng acid trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh,... thì mới đánh răng (khoảng 1 giờ sau khi ăn).
Lượng acid trong miệng tăng làm cho $\mathrm{pH}$ giảm, như vậy phản ứng sau xảy ra:
$\mathrm{H}^{+}+\mathrm{OH}^{+} \rightarrow \mathrm{H}_2 \mathrm{O}$
Khi nồng độ $\mathrm{OH}^{-}$giảm, theo nguyên lí Le Chatelier, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút - Chương 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11
Bài 12: Tiết 1: Khái quát về Ô-xtrây-li-a - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 4: Kĩ thuật bắt bóng của thủ môn và chiến thuật phòng thủ
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Hóa Lớp 11
SBT Hóa Lớp 11