Đọc lại văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ trong SGK (tr. 59 - 63) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Em hãy tóm tắt nội dung văn bản
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, tóm tắt nội dung chính của văn bản
Lời giải chi tiết:
Truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” kể về một cậu bé được bố dạy cho bài học về việc nhắm mắt lại, chạm vào những bông hoa và đoán xem đó là hoa gì. Dần dần, sau khi cậu bé đã nhận biết được các loài hoa, bố cậu bảo cậu làm tương tự như vậy để nghe tiếng động nhận biết các đồ vật trong nhà. Cậu bé còn đoán được đoán được bố đang đứng cách mình bao xa, nghe được tiếng động từ đâu đến và đến từ hướng nào. Một hôm, cậu nghe được tiếng một đứa bé ngã ở phía vườn có tiếng hét lớn, cách đó chừng 30 m. Nhờ có cậu mà mọi người đã cứu được thằng Tí bị ngã ở bờ sông. Kể từ đó, thằng Tí hay đem những trái ổi làm “quà” tặng cho bố của cậu bé thay lời cảm ơn. Người bố rất trân trọng những trái ổi đó và thường dạy con phải trân quý những món quà mà người khác mang đến cho mình. Ngoài ra, cậu bé trong câu chuyện chỉ cần ngửi đã biết được các loài hoa trong vườn và biết đó là loại hoa gì. Điều này khiến cậu bé rất vui và mãn nguyện. Cậu nhận ra những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Câu 2
Nhân vật "tôi" đã đoán ra các loài hoa trong vườn và nhận ra bước chân của bố bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và xác định cách mà nhân vật tôi đã đoán ra loài hoa trong vườn và nhận ra bước chân của bố
Lời giải chi tiết:
+ Nhân vật tôi nhắm mắt lại, chạm tay vào những bông hoa trong vườn, sau đó là ngửi mùi hương riêng biệt của các loài hoa để đoán ra loài hoa trong vườn.
+ Nhân vật tôi nhận ra bước chân của bố bằng cách nghe âm thanh tiếng bước chân bố từ đằng xa vang lại
Câu 3
Tìm một số chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" về bố. Từ các chi tiết đó, em hãy nêu nhận xét về tính cách của nhân vật người bố
Phương pháp giải:
+ Nhân vật tôi nhắm mắt lại, chạm tay vào những bông hoa trong vườn, sau đó là ngửi mùi hương riêng biệt của các loài hoa để đoán ra loài hoa trong vườn.
+ Nhân vật tôi nhận ra bước chân của bố bằng cách nghe âm thanh tiếng bước chân bố từ đằng xa vang lại
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết miêu tả suy nghĩ, cảm xúc của tôi về bố:
+ Tôi tin bố
+ Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ, thỉnh thoảng chơi những trò chơi với nhân vật “tôi”
+ Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra khi biết có cậu bé ngã xuống sông.
+ Bố giảng giải cho nhân vật “tôi” về những cái tên và mỗi món quà.
=> Nhận xét: Nhân vật bố là một người bố có nhiều kĩ năng sống, dạy cho con trai của mình cách thức riêng biệt để có thể nghe, có thể ngửi mọi thứ xung quanh và đoán ra được chúng. Bố còn là người tốt bụng, biết trân quý món quà của người khác và rất quan tâm, quý mến con trai của mình.
Câu 4
Em hãy kể lại sự việc Tí được cứu sống bằng lời của nhân vật người bố
Phương pháp giải:
Đóng vai nhân vật người bố, kể lại quá trình mình đã cứu sống Tí
Lời giải chi tiết:
Tôi là nhân vật bố trong câu chuyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. Một hôm, khi gia đình tôi đang ngồi ăn cơm thì bỗng nghe một tiếng hét lớn từ đằng xa vọng lại rồi không thấy gì nữa. Con trai tôi bằng “khả năng riêng” của mình đã xác định được đó là tiếng kêu từ phía sông vọng lại, cách nhà tôi tầm 30 mét. Vừa nghe thấy thế, tôi vội vã đặt chén cơm xuống rồi băng vườn chạy ra. Tôi thấy một thằng bé đang chới với dưới cái hụp xoáy. Tôi vội vàng lao mình xuống dòng nước cứu cháu bé. Thấy bụng nó đầy nước, tôi phải nắm ngược hai chân dốc xuống cho nó nôn bớt nước trong bụng ra. Một lúc sau, cu Tí tỉnh lại. Tôi bế nó về nhà. Nghe tin tôi vừa cứu được một thằng nhỏ, cả xóm đến hỏi thăm. Họ thấy mừng vì tôi cứu được cháu bé và thấy lạ vì sao con trai tôi lại có thể lắng nghe âm thanh tài tình đến vậy. Bà Sáu mẹ thằng Tí thì cảm ơn bố con tôi rối rít. Tôi thấy rất vui vì đã giúp được cháu bé và thấy hạnh phúc vì điều mình đã làm được.
Unit 6: Be green
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài 6: Hành trình tri thức
Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Bài 2. Bài học cuộc sống
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7