1. Khái niệm hai tam giác đồng dạng
2. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (c.c.c)
3. Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)
4. Trường hợp đồng dạng thứ ba (g.g)
5. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
6. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
Bài tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Luyện tập - Chủ đề II. Tam giác đồng dạng và ứng dụng
Đề bài
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH \(\left( {H \in BC} \right)\)
a) Chứng minh rằng AB2 = BH.BC.
b) Vẽ HM vuông góc với AB, HN vuông góc với BC. Chứng minh rằng HB.HC = AM.AB.
c) Đường thẳng MN cắt đường thẳng BC ở E. Chứng minh rằng EM.EN = EB.EC.
d) Chứng minh rằng tam giác BMN đồng dạng với tam giác MHC.
Lời giải chi tiết
a) Xét ∆ABH và ∆ABC có: góc B (chung) và \(\widehat {AHB} = \widehat {BAC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta ABH \sim \Delta CBA(g.g)\)
\(\Rightarrow {{AB} \over {BC}} = {{BH} \over {AB}}\)
\(\Rightarrow A{B^2} = BH.BC\)
b) Xét ∆ABH và ∆AHC có:
\(\widehat {BAH} = \widehat {ACH}\) (cùng phụ với góc B)
Và \(\widehat {AHB} = \widehat {AHC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta ABH \sim \Delta CAH(g.g)\)
\( \Rightarrow {{AH} \over {HC}} = {{BH} \over {AH}} \)
\(\Rightarrow A{H^2} = BH.HC(1)\)
Xét ∆AMH và ∆ABH có: \(\widehat {MAH}\) (chung) và \(\widehat {AMH} = \widehat {AHB}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta AMH \sim \Delta AHB(g.g)\)
\(\Rightarrow {{AH} \over {AB}} = {{AM} \over {AH}} \)
\(\Rightarrow A{H^2} = AM.AB(2)\)
Từ (1) và (2) suy ra: HB.HC=AM.AB
c) Xét ∆AHN và ∆AHC có: góc HAN chung và \(\widehat {ANH} = \widehat {AHC}( = 90^\circ )\)
Do đó \(\Delta AHN \sim \Delta AHC(g.g)\)
\(\Rightarrow {{AH} \over {AC}} = {{AN} \over {AH}} \)
\(\Rightarrow A{H^2} = AN.AC\)
Mà \(A{H^2} = AM.AB\) (câu b) nên \(AN.AC = AM.AB \Rightarrow {{AN} \over {AB}} = {{AM} \over {AC}}\)
Xét ∆AMN và ∆ABC có: \({{AN} \over {AB}} = {{AM} \over {AC}}\) và \(\widehat {MAN}(chung)\)
Do đó \(\Delta AMN \sim \Delta ACB(c.g.c)\)
\(\Rightarrow \widehat {AMN} = \widehat {ACB}\)
Mà \(\widehat {AMN} = \widehat {EMB}\) (đối đỉnh) nên \(\widehat {ACB} = \widehat {EMB}\)
Xét ∆ENC và ∆EBM ta có: \(\widehat {MEB}\) (chung) và \(\widehat {NCB} = \widehat {EMB}\) (chứng minh trên)
Do đó \(\Delta ENC \sim \Delta EBM(g.g)\)
\(\Rightarrow {{EN} \over {EB}} = {{EC} \over {EM}}.\)
Vậy EN.EM=EB.EC
d) Xét tứ giác AMHN có: \(\widehat {MAN} = 90^\circ \) (∆ABC vuông tại A),
\(\widehat {AMH} = 90^\circ (MH \bot AB\) tại M) và \(\widehat {ANH} = 90^\circ (NH \bot AC\) tại N)
Do đó tứ giác AMHN là hình chữ nhật => MN = AH
Xét ∆BMH và ∆AHC có: \(\widehat {BMH} = \widehat {AHC}( = 90^\circ )\) và \(\widehat {MHB} = \widehat {ACH}\) (hai góc so lê trong và MH // AC)
Do đó \(\Delta BMH \sim \Delta AHC(g.g)\)
\(\Rightarrow {{BM} \over {AH}} = {{MH} \over {HC}} \Rightarrow {{BM} \over {MH}} = {{AH} \over {HC}}\)
Mà AH = MN nên \({{BM} \over {MH}} = {{MN} \over {HC}}\)
Ta có: \(\widehat {BMN} + \widehat {AMN} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
\(\widehat {MHC} + \widehat {MHB} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)
Và \(\widehat {AMN} = \widehat {MHB}( = \widehat {ACB})\)
\(\Rightarrow \widehat {BMN} = \widehat {MHC}\)
Xét ∆BMN và ∆MHC có: \({{BM} \over {MH}} = {{MN} \over {HC}}\) và \(\widehat {BMN} = \widehat {MHC}\)
Do đó \(\Delta BMN \sim \Delta MHC(c.g.c)\)
Bài mở đầu
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Unit 10: Recycling - Tái chế
Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
Tải 20 đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8
SGK Toán Lớp 8
SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Toán 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 8
SGK Toán 8 - Cánh Diều
VBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Toán 8
SBT Toán Lớp 8
Giải bài tập Toán Lớp 8
Đề thi, đề kiểm tra Toán Lớp 8