Trả lời câu hỏi bài tập 3 SBT trang 5 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông. […] Hai anh em thằng Mên tìm đến cái ổ chim chìa vôi. Thấy động, những con chim chìa vôi non kêu líu ríu. Hai đứa bé ý tứ quỳ xuống bên cạnh.
- Anh bảo bao giờ thì chúng nó bay được? – Thằng Mon hỏi.
- Mấy ngày nữa.
- Thế mẹ chúng đi kiếm ăn à?
- Ừ
- Chim chìa vôi có ăn được hến không?
- Tao không biết, nhưng bố mẹ nó vẫn lội kiếm ăn ở ven sông
- Mình bắt hến bỏ vào tổ cho chúng ăn anh nhé?
- Ừ thì đi
Hai đứa bé đi ra mép nước. Chúng tìm những cái lỗ hang nhỏ. Trong những cái hang nhỏ ấy luôn luôn có một con hến hoặc một con trùng trục. Chỉ một loáng hai đứa đã bắt được một nắm hến. Chúng xếp những con hến dính đầy đất cát bên tổ chim. Trước khi rời dải cát, Mên nói với em nó:
- Mày không được nối cho đứa nào biết cái tổ chim này nhé. Mày mà nói tao không cho mày ra đây nữa.
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi, in trong Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012, tr.138 - 139)
Câu 1
Đoạn trích trên nằm ở vị trí trước hay sau đoạn kể về sự việc hai anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi trong SGK? Nhờ đâu em nhận biết được vị trí của đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại nội dung đoạn trích trong SGK trang 14 và xác định xem đoạn trích nằm trước hay sau đoạn kể về sự việc anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi
Lời giải chi tiết:
+ Đoạn trích trên nằm ở phía trước đoạn anh em Mên và Mon chèo đò ra bãi cát giữa sông để cứu bầy chim chìa vôi.
+ Dựa vào câu văn “Mươi ngày trước, hai anh em Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông” em có thể nhận trước khi chèo đò đến bãi cát, hai anh em Mên và Mon đã từng đến bãi cát đó vào 10 ngày trước rồi. Đó là dấu hiệu giúp em nhận ra đoạn trích nằm trước phần nội dung đưa ra trong SGK.
Câu 2
Trong đoạn trích trên, tính cách của hai nhân vật Mên và Mon chủ yếu được nhà văn khắc họa qua những chi tiết nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích được đưa ra và tìm những chi tiết cho thấy tính cách nổi bật của hai nhân vật Mên và Mon.
Lời giải chi tiết:
+ Tính cách của Mon:
+ Tính cách của Mên:
Câu 3
Tìm trong đoạn trích trên một câu có thành phần trạng ngữ là một cụm từ
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và xác định câu văn nào có trạng ngữ là một cụm từ
Lời giải chi tiết:
+ Chỉ một loáng, hai đứa đã bắt được một nắm hến.
+ Trạng ngữ: “Chỉ một loáng” có cấu tạo là một cụm từ
Câu 4
Xác định trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mươi ngày trước, hai anh em thằng Mên đã trốn bố mẹ lội ra dải cát nổi giữa sông
b. Chỉ một loáng hai đứa đã bắt được một nắm hến
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu văn và xác định đúng trạng ngữ được sử dụng trong câu
Lời giải chi tiết:
a. Trạng ngữ: “Mươi ngày trước”
b. Trạng ngữ: “Chỉ một loáng”
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7
Unit 4: Health and fitness
HỌC KÌ 2
Unit 5. Achieve
Bài 2: Trung thực
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7