Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản trong SBT và xác định ngôi kể trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” và kể lại toàn bộ câu chuyện
Câu 2
Tìm một số chi tiết miêu tả trang phục của thầy giáo dạy vẽ. Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về nhân vật?
Phương pháp giải:
Tìm trong đoạn trích những chi tiết miêu tả về thầy dạy vẽ và trình bày cảm nhận của bản thân về nhân vật.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết miêu tả về thầy dạy vẽ:
+ Thầy ăn mặc theo kiểu xưa: bộ com-lê đen đã cũ lắm, nhưng chiếc ca-vát vẫn luôn thắt chỉnh tề trên cổ.
+ Thầy thường đội mũ nồi... đôi giày cũ và chiếc cặp da nâu cũng đã sờn rách.
- Những chi tiết này cho em cảm nhận thầy dạy vẽ là một người thầy giáo nghèo, giản dị, khiêm nhường và rất cẩn thận, nghiêm túc trong mọi công việc.
Câu 3
Nhân vật "tôi" đã cảm nhận như thế nào về tính cách của thầy giáo dạy vẽ?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và tìm ra chi tiết cho thấy cách nhân vật “tôi” cảm nhận về thầy dạy vẽ.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tôi” cảm nhận về thầy dạy vẽ như sau: Thầy luôn đăm chiêu nhưng hiền hậu. Chẳng bao giờ thầy cáu giận, gắt gỏng với chúng tôi. Cũng chẳng bao giờ thầy bỏ một tiết lên lớp nào, kể cả những hôm thầy yếu mệt, sốt cao, giọng run run.
Câu 4
Tìm số từ trong các câu sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Thầy dạy chúng tôi cách dây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ...
b. Thầy thường nói say sưa với chùng tôi về hội họa, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ
Phương pháp giải:
Chỉ ra số từ được sử dụng trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của chúng
Lời giải chi tiết:
a. Thầy dạy chúng tôi cách đây mười bảy năm, khi đó chúng tôi mới học lớp Năm mà thầy thì mái tóc đã bạc phơ...
- Số từ mười bảy (mười bảy năm) chỉ số lượng xác định; số từ Năm (lớp Năm) chỉ thứ tự của sự vật.
b. Thầy thường nói say sưa với chúng tôi về hội hoạ, về màu sắc và đường nét, về cái thế giới thứ hai, thế giới rực rỡ, kì lạ của những bức tranh, những cánh cửa mở tới những khu vườn tốt lành và đẹp đẽ.
- Số từ hai đứng sau từ thứ chỉ thứ tự của sự vật (thứ hai).
Câu 5
Tìm các phó từ bổ nghĩa cho danh từ trong những câu sau và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy
b. Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý
Phương pháp giải:
Chỉ ra phó từ được sử dụng trong đoạn trích và cho biết các phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ
Lời giải chi tiết:
a. Nhưng thú vị hơn cả là những câu chuyện của thầy.
- Phó từ những chỉ số lượng nhiều, không xác định.
b. Thầy vẽ chậm, vẽ kĩ, không hiểu có đẹp không, nhưng tranh của thầy ít được mọi người chú ý.
- Phó từ mọi chỉ số lượng nhiều, không xác định.
Câu 6
Tìm các phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ trong những câu sau và cho viết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì:
a. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mỉ, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ
b. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm...
Phương pháp giải:
Chỉ ra phó từ được sử dụng trong đoạn trích và cho biết các phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ
Lời giải chi tiết:
a. Thầy dạy rất ân cần, tỉ mi, chỉ bảo cho chúng tôi từng li từng tí: cách tô màu, đánh bóng, cả cách gọt bút chì thế nào cho đẹp và dễ vẽ.
- Phó từ rất bổ sung ý nghĩa về mức độ.
b. Thầy cũng cho chúng tôi xem những bức tranh thầy vẽ, những bức tranh nhỏ, vẽ rất tỉ mỉ những bình hoa nhiều màu, những ngôi nhà, những em bé hàng xóm...
- Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
Unit 2. Fit for life
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Bài 2. Bài học cuộc sống
Vở thực hành Ngữ văn 7 - Tập 1
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7