Đề bài
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Có 54 lít dầu rót đều vào các can, mỗi can có 9 lít dầu. Hỏi có mấy can dầu?
A. 3 can B. 4 can
C. 5 can D. 6 can
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
a) 180 : 6 + 11 = …..
A. 39 B. 40
C. 41 D. 42
b) 405 : 9 – 17 = …….
A. 28 B. 38
C. 40 D. 48
Bài 3: Tìm \(x\), biết:
a) \(x\) × 8 + 87 = 455
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
b) 29 : \(x\) + 35 = 39
………………………..
………………………..
………………………..
………………………..
Bài 4: Có 79 lít nước mắm, rót đầy vào các can 7 lít. Hỏi có thể rót được nhiều nhất vào bao nhiêu can như thế và còn thừa mấy lít nước mắm ?
Bài giải
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 5: Điền số thích hợp vào ô trống.
Số bị chia | 78 | 89 |
| 58 | 429 |
Số chia | 4 |
| 3 |
| 8 |
Thương |
| 44 | 32 | 11 |
|
Số dư |
| 1 | 2 | 3 |
|
Bài 6: Có 45 con thỏ nhốt vào các chuồng, mỗi chuồng có không quá 7 con thỏ. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu chuồng để nhốt hết số thỏ đó ?
Bài giải
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Lời giải chi tiết
Bài 1:
Phương pháp giải:
Tìm số can dầu ta lấy tổng số lít dầu chia cho số lít dầu có trong mỗi can.
Cách giải:
Bài giải
Có số can dầu là:
54 : 9 = 6 (can)
Đáp số: 6 can.
=> Đáp án cần chọn là D.
Bài 2:
Phương pháp giải:
Biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, chia thì thực hiện phép tính chia trước, phép tính cộng, trừ sau.
Cách giải:
a) 180 : 6 + 11
= 30 + 11
= 41
=> Đáp án cần chọn là C.
b) 405 : 9 – 17
= 45 – 17
= 28
=> Đáp án cần chọn là A.
Bài 3:
Phương pháp giải:
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Cách giải:
a) \(x\) × 8 + 87 = 455
\(x\) × 8 = 455 – 87
\(x\) × 8 = 368
\(x\) = 368 : 8
\(x\) = 46
b) 296 : \(x\) + 35 = 39
296 : \(x\) = 39 – 35
296 : \(x\) = 4
\(x\) = 296 : 4
\(x\) = 74
Bài 4:
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia: 79 : 7.
Thương trong phép chia chính là số can nhiều nhất có thể rót được và số dư là số nước mắm còn thừa.
Cách giải:
Ta có: 79 : 7 = 11 (dư 2).
Do đó nếu có 79 lít nước mắm và rót đầy vào các can 7 lít thì có thể rót được nhiều nhất 11 can nước mắm và còn dư 2 lít.
Đáp số: 11 can, thừa 2 lít.
Bài 5:
Phương pháp giải:
- Thương = Số bị chia : Số chia
- Số chia = ( ố bị chia – số dư) : thương
- Số bị chia = thương × số chia + số dư
Cách giải:
Số bị chia | 78 | 89 | 98 | 58 | 429 |
Số chia | 4 | 2 | 3 | 5 | 8 |
Thương | 19 | 44 | 32 | 11 | 53 |
Số dư | 2 | 1 | 2 | 3 | 5 |
Bài 6:
Phương pháp giải:
- Thực hiện phép chia: 45 : 7 = 6 (dư 3)
- Vì còn dư 3 con thỏ nên sẽ cần thêm ít nhất 1 chuồng nữa.
Cách giải:
Tóm tắt
Không quá 7 con : 1 chuồng
45 con : ? chuồng
Bài giải
Ta có: 45 : 7 = 6 chuồng (dư 3 con thỏ)
Vì còn dư 3 con thỏ nữa nên cần thêm ít nhất 1 cái chuồng nữa.
Vậy số chuồng cần ít nhất là:
6 + 1 = 7 (chuồng)
Đáp số: 7 chuồng.
Chủ đề: Hoạt động vì cộng đồng
Chủ đề 3. Làm quen với hình phẳng, hình khối
Chủ đề 4: Những người sống quanh em
Unit 7: My Body
Bài 11: Tôn trọng đám tang
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 3
Cùng em học Toán Lớp 3
SGK Toán - Cánh diều Lớp 3
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 3
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 3
VBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 3