Đề bài
PHIẾU BÀI TẬP TOÁN 5 – TUẦN 1
Chủ đề: Ôn tập về phân số
ĐỀ 2:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Từ các số 2, 3, 5, 7, 9 lập được bao nhiêu phân số bé hơn 1 mà tử số và mẫu số đều bé hơn 10?
A. 5 phân số B. 10 phân số
C. 12 phân số D. 15 phân số
Bài 2: Khoanh vào đáp án đúng:
So sánh hai phân số \(\dfrac{7}{9}\) và \(\dfrac{35}{54}\)
A. \(\dfrac{7}{9}<\dfrac{35}{54}\) | B. \(\dfrac{7}{9}=\dfrac{35}{54}\) | C. \(\dfrac{7}{9}>\dfrac{35}{54}\) |
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Ba phân số nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:
A. \(\dfrac{7}{15};\dfrac{7}{13};\dfrac{14}{36}\) | B. \(\dfrac{7}{13};\dfrac{14}{36};\dfrac{7}{15}\) |
C. \(\dfrac{7}{13};\dfrac{7}{15};\dfrac{14}{36}\) | D. \(\dfrac{14}{36};\dfrac{7}{15};\dfrac{7}{13}\) |
Bài 4: So sánh hai phân số sau:
\(\dfrac{23}{25}\) và \(\dfrac{2323}{2525}\)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5: Tìm một số sao cho khi tử số của phân số \(\dfrac{52}{85}\) trừ đi số đó và giữ nguyên mẫu thì ta được phân số mới bằng \(\dfrac{1}{5}\) .
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 6: Tìm một số sao cho khi tử số của phân số \(\dfrac{21}{46}\) cộng với số đó và giữ nguyên mẫu thì ta được phân số mới bằng \(\dfrac{25}{23}\).
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 7: Tìm \(x\), biết:
a) \(\dfrac{12+x}{25}=\dfrac{14}{5}\) ………………… ………………… ………………… ………………… ………………… | b) \(\dfrac{87-x}{56}=\dfrac{2}{7}\) ………………… ………………… ………………… ………………… ………………… |
Lời giải chi tiết
Bài 1:
Phương pháp giải:
- Áp dụng kiến thức: phân số bé hơn 1 là phân số có tử số bé hơn mẫu số.
- Liệt kê các phân số bé hơn 1 lập được từ các số đã cho.
Cách giải:
Phân số có mẫu số là 3 và bé hơn 1: \(\dfrac{2}{3}\).
Phân số có mẫu số là 5 và bé hơn 1: \(\dfrac{2}{5};\dfrac{3}{5}\).
Phân số có mẫu số là 7 và bé hơn 1: \(\dfrac{2}{7};\dfrac{3}{7};\dfrac{5}{7}\).
Phân số có mẫu số là 9 và bé hơn 1: \(\dfrac{2}{9};\dfrac{3}{9};\dfrac{5}{9};\dfrac{7}{9}\).
Vậy số phân số thỏa mãn đề bài là: 10.
=> Đáp án đúng là B.
Bài 2:
Phương pháp giải:
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{7}{9} = \dfrac{{7 \times 6}}{{9 \times 6}} = \dfrac{{42}}{{54}}\).
Mà: \(\dfrac{{42}}{{54}} > \dfrac{{35}}{{54}}\) (Vì \(42 > 35\)).
Vậy: \(\dfrac{7}{9} > \dfrac{{35}}{{54}}\).
=> Đáp án đúng là đáp án A.
Bài 3:
Phương pháp giải:
Để sắp xếp phân số từ bé đến lớn thì ta phải so sánh các phân số với nhau bằng cách đưa hai phân số về dạng cùng mẫu số hoặc cùng tử số.
- So sánh hai phân số cùng mẫu thì phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- So sánh hai phân số cùng tử số thì phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{7}{{15}} = \dfrac{{7 \times 2}}{{15 \times 2}} = \dfrac{{14}}{{30}}\); \(\dfrac{7}{{13}} = \dfrac{{7 \times 2}}{{13 \times 2}} = \dfrac{{14}}{{26}}\)
Mà: \(\dfrac{{14}}{{26}} > \dfrac{{14}}{{30}} > \dfrac{{14}}{{36}}\) (Vì 26 < 30 < 36).
Do đó: \(\dfrac{7}{{13}} > \dfrac{7}{{15}} > \dfrac{{14}}{{36}}\).
Vậy các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: \(\dfrac{{14}}{{36}};\dfrac{7}{{15}};\dfrac{7}{{13}}\).
=> Đáp án đúng là D.
Bài 4:
Phương pháp giải:
Ta so sánh hai phân số bằng cách đưa hai phân số về dạng cùng mẫu số hoặc cùng tử số.
- So sánh hai phân số cùng mẫu thì phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- So sánh hai phân số cùng tử số thì phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
Cách giải:
Ta có: \(\dfrac{{2323}}{{2525}} = \dfrac{{2323\,:\,101}}{{2525\,:\,101}} = \dfrac{{23}}{{25}}\).
Hoặc: \(\dfrac{{23}}{{25}} = \dfrac{{23 \times 101}}{{25 \times 101}} = \dfrac{{2323}}{{2525}}\)
Vậy: \(\dfrac{{2323}}{{2525}} = \dfrac{{23}}{{25}}\).
Bài 5:
Phương pháp giải:
- Gọi số cần tìm là \(x\), theo đề bài ta có : \(\dfrac{{52 - x}}{{85}} = \dfrac{1}{5}\).
- Quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{1}{5}\), sau đó cho hai tử số bằng nhau, từ đó tìm được \(x\).
Cách giải:
Gọi số cần tìm là \(x\). Theo đề bài ta có:
\(\dfrac{{52 - x}}{{85}} = \dfrac{1}{5}\)
Lại có: \(\dfrac{1}{5} = \dfrac{{1 \times 17}}{{5 \times 17}} = \dfrac{{17}}{{85}}\).
Suy ra: \(\dfrac{{52 - x}}{{85}} = \dfrac{{17}}{{85}}\).
Do đó \(52 - x = 17 = > x = 52 - 17 = 35\)
Vậy số cần tìm là \(35\).
Bài 6:
Phương pháp giải:
- Gọi số cần tìm là \(x\), theo đề bài ta có : \(\dfrac{{52 - x}}{{85}} = \dfrac{1}{5}\) .
- Quy đồng mẫu số phân số \(\dfrac{1}{5}\), sau đó cho hai tử số bằng nhau, từ đó tìm được \(x\).
Cách giải:
Gọi số cần tìm là \(x\). Theo đề bài ta có:
\(\dfrac{{21 + x}}{{46}} = \dfrac{{25}}{{23}}\)
Lại có: \(\dfrac{{25}}{{23}} = \dfrac{{25 \times 2}}{{23 \times 2}} = \dfrac{{50}}{{46}}\).
Suy ra: \(\dfrac{{21 + x}}{{46}} = \dfrac{{50}}{{46}}\).
Do đó \(21 + x = 50 = > x = 50 - 21 = 29\)
Vậy số cần tìm là \(29\).
Bài 7:
Phương pháp giải:
Hai phân số bằng nhau thì tử số và mẫu số của hai phân số tương ứng bằng nhau. Do đó để giải các bài toán tìm \(x\) này thì ta quy đồng mẫu số rồi cho tử số bằng nhau sau đó tìm \(x\).
Cách giải:
a) \(\dfrac{{12 + x}}{{25}} = \dfrac{{14}}{5}\)
\(\dfrac{{12 + x}}{{25}} = \dfrac{{70}}{{25}}\)
\(12 + x = 70\)
\(x = 70 - 12\)
\(x = 58\)
b) \(\dfrac{{87 - x}}{{56}} = \dfrac{2}{7}\)
\(\dfrac{{87 - x}}{{56}} = \dfrac{{16}}{{56}}\)
\(87 - x = 16\)
\(x = 87 - 16\)
\(x = 71\)
Đề thi giữa kì 2
TẢI 30 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TOÁN 5
Bài tập cuối tuần 18
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - TOÁN 5
Bài tập cuối tuần 20