Đề bài
Bài 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:
a) a = 14cm; b = 8cm; c = 5cm;
b) a = 2,6m; b = 18dm ; c = 7dm.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 2: Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng:
a) Hình trụ b) Hình cầu.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 3. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 3,2m. Hỏi khối gỗ đó nặng bao nhiêu tấn, biết rằng 1dm3 gỗ nặng 800g.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Một cái bể hình hộp chữ nhật có chiều dài 16dm, chiều rộng 12dm, chiều cao 10dm. Người ta mở 1 vòi nước chảy vào bể mỗi phút được 30 lít nước thì sau bao nhiêu phút sẽ đầy bể ?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Một cái bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 5m, chiều rộng 2m và chiều sâu 1,2m. Hiện tại \(\dfrac{2}{5}\) bể đang có nước. Hỏi phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước nữa mới đầy bể (biết rằng 1dm3 = 1 lít nước) ?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
14 × 8 × 5 = 560 (cm3)
Đáp số: 560cm3.
b) Đổi: 2,6m = 26dm.
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
26 × 18 × 7 = 3276 (dm3)
Đáp số: 3276dm3.
Bài 2.
Phương pháp:
Xem lại hình dạng của hình trụ và hình cầu, từ đó kể tên một số đồ vật có dạng hình trụ hoặc hình cầu.
Cách giải:
a) Một vài đồ vật có dạng hình trụ là: lon nước, ống cống, hộp sữa ông Thọ, …
b) Một vài đồ vật có dạng hình cầu là: quả bóng đá, quả bóng bàn, viên bi, …
Bài 3.
Phương pháp:
- Tính thể tích khối gỗ hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị dm3, lưu ý ta có 1m3 = 1000dm3.
- Tính khối lượng tấm gỗ ta lấy cân nặng của 1dm3 gỗ nhân với số đo thể tích vừa đổi ở trên (số đo thể tích có đơn vị là dm3).
- Đổi số đo khối lượng vừa tìm được sang đơn vị tấn, lưu ý ta có: 1 tấn = 1000kg = 1000000g.
Cách giải:
Thể tích khối gỗ hình lập phương đó là:
3,2 × 3,2 × 3,2 = 32,768 (m3)
Đổi: 32,768m3 = 32768 dm3
Khối gỗ đó nặng số tấn là:
800 × 32768 = 26214400 (g)
26214400g = 26214,4kg = 26,2144 tấn.
Đáp số: 26,2144 tấn.
Bài 4.
Phương pháp:
- Tìm thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là lít, lưu ý ta có 1dm3 = 1\(l\).
- Tìm thời gian để bể đầy nước ta lấy số đo vừa tìm được ở trên chia cho số lít nước vòi chảy được vào bể trong 1 phút.
Cách giải:
Thể tích bể nước đó là:
16 × 12 × 10 = 1920 (dm3)
1920dm3 = 1920\(l\)
Bể sẽ đầy nước sau số phút là:
1920 : 30 = 64 (phút)
Đáp số: 64 phút.
Bài 5.
Phương pháp:
- Tìm thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là lít, lưu ý ta có 1m3 = 1000dm3; 1dm3 = 1\(l\).
- Tìm thể tích nước đang có trong bể ta lấy thể tích của bể (với đơn vị là lít) nhân với \(\dfrac{2}{5}\).
- Tìm số lít nước cần đổ vào bể để bể đầy nước ta lấy thể tích của bể trừ đi thể tích nước đang có trong bể.
Cách giải:
Thể tích bể nước đó là:
5 × 2 × 1,2 = 12 (m3)
12m3 = 12 000dm3 = 12 000\(l\)
Hiện tại bể đang có số lít nước là:
12 000 × \(\dfrac{2}{5}\) = 4800 (\(l\))
Để bể đầy nước thì phải đổ vào bể số lít nước là:
12 000 – 4800 = 7200 (\(l\))
Đáp số: 7200\(l\).
KỂ CHUYỆN, THUẬT CHUYỆN
BIÊN BẢN
Unit 11: What's The Matter With You?
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - TOÁN 5
Tuần 16: Giải toán về tỉ số phần trăm