Câu 1
Ghi lại những kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện bài thảo luận nhóm về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng.
Phương pháp giải:
Lắng nghe và rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Nhận xét về bản thân | Điều học hỏi từ các bạn | Kinh nghiệm sâu sắc |
- Em có tích cực tham gia góp ý kiến thảo luận không?
- Em có lắng nghe các bạn với thái độ tôn trọng, tập trung không?
- Em có cùng các bạn tích cực đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để làm rõ vaans đề cần thảo luận không? | - Em đồng tình với ý kiến của bạn nào?
- Ý kiến của bạn em có nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục không?
- Em học được những gì qua thái độ, hoạt động của các bạn trong nhóm? | ghi lại những kinh nghiệm, bài học sâu sắc nhất em tự rút ra cho bản thân mình thông qua quá trình nhận xét việc tham gia thảo luận nhóm của em và các bạn trong nhóm. |
Câu 2
Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau:
"Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ................ khác nhau, thậm chí gây ................... Tuy vậy, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được ................ Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật sự ......................"
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu và chọn từ thích hợp
Lời giải chi tiết:
"Một vấn đề trong đời sống cũng như trong văn học khi được đưa ra thảo luận có thể có khá nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí gây tranh cãi. Tuy nhiên, mọi ý kiến trong buổi thảo luận đều cần được tôn trọng. Có như thế, cuộc thảo luận mới sôi nổi, thú vị và thật sự hữu ích.”
Câu 3
Trong văn bản Phòng sô-cô-la ti vi, chúng ta có thể tổ chức thảo luận về những nhân vật nào? Vì sao chúng ta có thể thảo luận về những nhân vật đó?
Phương pháp giải:
Xem lại văn bản Phòng sô-cô-la ti vi và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Phòng sô-cô-la ti vi, chúng ta có thể tổ chức thảo luận về những nhân vật sau:
- Ông Quơn-cơ
- Cậu bé Mai Tivi
- Ông Ti-vi (bổ của cậu bé Mai Ti-vi)
Lí do chúng ta có thể chọn những nhân vật này để thảo luận vì cả ba nhân vật đều có những thái độ, hành động có thể gây ra những luồng ý kiến, góc nhìn khác nhau. Cụ thể:
- Ông Quan-cơ đúng hay sai khi đưa một chú bé mê ti vi như Mai Ti-vì vào phòng sô-cô-la ti vi?
- Mai Ti-vì có phải là một chú bé không ngoan khi liên tục cắt lời và tranh cãi với ông Quan cơ về ti vi?
- Ông Ti-vì có phải là một người cha không tốt khi quát mắng con trước mặt những người xa lạ?
Câu 4
Trình bày một số cách hiệu quả để phản hồi các ý kiến khi thảo luận nhóm về một nhân vật gây tranh cãi.
Phương pháp giải:
Đọc phần gợi ý ở phần viết trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Lắng nghe ý kiến, câu hỏi của đội bạn.
- Ghi chép lại một cách cẩn thận các ý kiến, phản hồi từ đội bạn.
- Cùng nhau thảo luận, xác định, phân tích các ý kiến thiếu sức thuyết phục, thiếu bằng chứng của đội bạn.
- Thống nhất đưa ra phản hồi của nhóm mình.
Câu 5
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học sắp tới, lớp em tổ chức buổi thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng “Charlie và nhà máy sô-cô-la”. Với hai văn bản đã đọc trong SGK và sách bài tập, em hãy đề xuất các nhân vật có thể đem ra thảo luận và lựa chọn một nhân vật để thực hiện cuộc thảo luận nhóm.
a. Trong vai trò người nói, em hãy chọn thái độ ủng hộ hay phản đối nhân vật và tiến hành xây dựng lập luận, lí lẽ cho ý kiến của em.
b. Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt phần thảo luận, phản bác ý kiến của các bạn trong nhóm.
c. Trong vai trò là thành viên nhóm, các em hãy thống nhất ý kiến với nhau và đưa ra những nhận định về nhân vật.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ngữ liệu và hoàn thiện
Lời giải chi tiết:
Thực hiện đề bài thảo luận về một nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng Charlie và nhà máy sô-cô-la.
Bước 1: Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho buổi thảo luận, hãy liệt kê tên của các nhân vật có thể tạo nên các ý kiến trái chiều ở người đọc.
Sau đó, chọn một nhân vật khiến em băn khoăn nhất và chia sẻ quan điểm của em với các bạn trong nhóm.
Ví dụ: Ông Quơn-cơ là người cấu hay người tốt khi “cố tình” đưa năm đứa trẻ vào chuyến tham quan đầy thử thách tại nhà máy sô-cô-la để tìm ra đứa trẻ “kế thừa” nhà máy?
Sau khi lựa chọn xong nhân vật, em và các bạn trong nhóm chia làm hai đội: đội ủng hộ và đội phản đối.
Để chuẩn bị cho phần trình bày của mình, em cần đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần tóm tắt các truyện khoa học viễn tưởng và tiến hành xây dựng lập luận ủng hộ/ phản đối nhân vật dựa trên mẫu sau:
Nhân vật được tôi ủng hộ/ bị tôi phản đối vì:
Lí lẽ: ………………………………..
Bằng chứng 1: ……………………….
Bằng chứng 2: ………………………
Bước 2: Thảo luận
Em và các bạn trong nhóm chia thành hai đội theo danh sách đăng kí và tiến hành thảo luận theo ba bước như sự hướng dẫn trong SGK:
- Trình bày ý kiến
- Phản hồi ý kiến
- Thống nhất ý kiến
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - chi tiết
Bài 5
Unit 8. I believe I can fly
Phần 2. Chăn nuôi
Bài 8
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7