Đề bài
1. Thí nghiệm 1
Điều chế và thu khí oxi:
- Cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bông gần miệng ống nghiệm. Đặt một ít bông gần miệng ống nghiệm. Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm chút ít. Nháy dài của ống dẫn khí sâu tới gần đáy ống nghiệm (hoặc lọ) thu
- Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4, sau đó tập trung đốt nóng phần có hóa chất. Kali pemanganat bị phân hủy tạo ra khí oxi. Nhận ra khí oxi trong ống nghiệm (2) bằng que đóm còn than hồng.
- Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO4. Khí oxi sinh ra sẽ đẩy không khí hoặc đẩy nước và chứa đầy trong ống nghiệm thu. Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đầy oxi để dùng cho thí nghiệm sau.
2. Thí nghiệm 2
Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi:
Chuẩn bị dụng cụ. Cho vào muỗng sắt lượng nhỏ ( bằng hạt đậu xanh) lưu huỳnh S bột. Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong khôn khí, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ chứa đầy khí oxi. Nhận xét hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
Lời giải chi tiết
Kết quả của thí nghiệm 1: Đun nóng \(KMnO_4\).
1) Hiện tượng: Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.
2) Viết phương trình hóa học:
\(2KMn{O_4}\xrightarrow{{{t^0}}}{K_2}Mn{O_4} + Mn{O_2} + {O_2}\)
3) Giải thích:
Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.
Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.
Kết quả của thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.
1) Hiện tượng:
- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.
- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.
- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.
2) Phương trình hóa học:
\(S + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}S{O_2}\)
3) Giải thích: Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.
4) Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.
Phần Lịch sử
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Unit 1. Free time