Mục I
I - CHUẨN BỊ
+ 1 lực kế \(0 -2,5N\)
+ 1 vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng \(50cm^3\)
+ 1 bình chia độ
+ 1 giá đỡ
+ Kẻ bảng ghi kết quả vào vở.
Mục II.1
II - NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Đo lực đẩy Ác-si-mét
C1. Xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức: \(F_A=dV\)
Mục II.2
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
C2. Thể tích \((V)\) của vật được tính như thế nào?
\(V=V_2-V_1\)
Mục II.3
C3. Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào?
\(P_N=P_2-P_1\)
Mục III.1-bài C4
III - MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
Họ và tên học sinh: ............................. Lớp: ..................
1. Trả lời câu hỏi
C4. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Lời giải chi tiết:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: \(F_A=dV\)
Trong đó:
+ \(F_A\): lực đẩy Ác-si-mét - đơn vị: \(N\) (Niuton)
+ \(d\): trọng lượng riêng của chất lỏng - đơn vị: \(N/m^3\)
+ \(V\): thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ - đơn vị: \(m^3\)
Mục III.1-bài C5
C5. Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào?
Lời giải chi tiết:
Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng:
a) Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét \((F_A)\)
b) Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ \((P_N)\)
Mục III.2
2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét
Kết quả trung bình:
\({F_A} = \dfrac{{{F_{{A_1}}} + {F_{{A_2}}} + {F_{{A_3}}}}}{3} \\= \dfrac{{0,8 + 0,8 + 0,7}}{3} \approx 0,77N\)
3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
\(P = \dfrac{{{P_{{N_1}}} + {P_{{N_2}}} + {P_{{N_3}}}}}{3} \\= \dfrac{{0,7 + 0,8 + 0,9}}{3} = 0,8N\)
4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận
+ Nhận xét: Kết quả đo có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo, hoặc do đọc sai giá trị lực kế.
+ Kết luận: Nếu bỏ qua sai số trong quá trình đo thì lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIÊT NAM (1858 đến năm 1918)
Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại