Đề bài
I. Tính chất hóa học của bazo
Thí nghiệm 1: Natri hidroxit tác dụng với muối
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch FeCl3.
Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Kết luận về tính chất của bazo. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hidroxit tác dụng với axit
Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl. Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Kết luận về tính chất hóa học của bazo. Viết phương trình hóa học.
II. Tính chất hóa học của muối
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại
Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được sau 4 – 5 phút là gì?
Giải thích hiện tượng. Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch Na2SO4. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Kết luận về tính chất hóa học của muối. Viết phương trình hóa học.
Lời giải chi tiết
1. Tính chất hóa học của bazơ.
Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
Giải thích: NaOH tác dụng với dung dịch \(FeCl_3\) tạo ra kết tủa \(Fe(OH)_3\) nâu đỏ.
Phương trình: \(3NaOH + FeCl_3 → Fe(OH)_3 + 3NaCl\)
Kết luận: Bazơ kiềm tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.
Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
Hiện tượng: Kết tủa tan.
Giải thích: Kết tủa tan là do HCl tác dụng với \(Cu(OH)_2\) tạo dd trong suốt màu xanh lam.
Phương trình: \(Cu(OH)_2 + 2HCl → CuCl_2 + 2H_2O\)
Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo muối và nước.
2. Tính chất hóa học của muối.
Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Hiện tượng: Trên đinh sắt xuất hiện lớp chất rắn màu đỏ.
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối \(CuSO_4\). Cu bám vào trên bề mặt đinh sắt.
Phương trình: \(Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu\).
Kết luận: Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Giải thích: \(BaCl_2\) tác dụng với \(Na_2SO_4\) tạo ra \(BaSO_4\) màu trắng không tan.
Phương trình: \(BaCl_2 + Na_2SO_4 → BaSO_4 + 2NaCl\).
Kết luận: Muối tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.
Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích: \(BaCl_2\) tác dụng với \(H_2SO_4\) tạo ra kết tủa trắng \(BaSO_4\).
Phương trình: \(BaCl_2 + H_2SO_4 → BaSO_4 + 2HCl\).
Kết luận: Muối tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
SOẠN VĂN 9 TẬP 2