Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" ("Những người khốn khổ") của V.Huy-gô, chân dung nhân vật Gia-ve được nhà văn miêu tả cụ thể sống động ở từng đường nét, từng chi tiết cụ thể. Hắn có một vẻ ngoài dữ tợn: bộ mặt gớm ghiếc, điệu nói man rợ và điên cuồng như thú gầm, cặp mắt nhìn như cái móc sắt, đi thấu vào xương tủy, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Những điều đó hé lộ một tính cách tàn ác, mất hết nhân tính. Bản chất đó đã được bộc lộ rõ nét trong những hành động, lời nói của hắn trước Ma-đơ-len - Giăng Van-giăng và Phăng-tin. Hắn xông vào phòng bệnh của Phăng-tin, nắm cổ áo thị trưởng, xưng hô “mày - tao” với ông, gọi Phăng- tin là con đĩ, điếm rồi luôn miệng lăng mạ, chửi bới chị. Bất chấp sự run sợ của Phăng-tin, Gia-ve luôn tỏ ra đắc ý và thị uy quyền lực của mình. Mỗi lời nói của Gia-ve đều là lời ra lệnh hoặc chửi bới, bắt bớ. Sự xuất hiện của hắn ở đâu là đem đến sự u ám đến đó. Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó đều là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. ấn tượng đầu tiên của người đọc về Gia-ve trong đoạn trích này là lời nói của hắn - những lời cộc lốc và thô bỉ. "Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy ("Mau lên!") có cái gì man rợ và điên cuồng. [...] Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm". Rồi "hắn phóng vào Giăng Van-giăng, cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ây hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ". Thêm nữa, cái cười của hắn mới càng thêm man rợ: "Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng". Tất cả những hình ảnh so sánh phóng đại nêu trên giúp ta hình dung một cách rất sâu sắc về Gia-ve vổi những nét điển hình của một tên ác thú và trở thành hiện thân đầy đủ nhất của cái ác trong toàn bộ tác phẩm bất hủ này.
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858)
Unit 3: Community services
Chủ đề 4. Động lượng
Skills (Units 1 - 2)
Unit 3. Going Places
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10