Phân tích đoạn trích Ngục Kom Tum (Trích Ngục Kom Tum của Lê Văn Hiến)
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành
Phân tích đoạn trích Mưu trí của Chiêu Vũ của Nguyễn Khoa Chiêm.ông - Nguyễn Đình Chiểu
Cảm nghĩ về Cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931nh - Cao Bá Quát
Bài đọc tham khảo về tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố
Phân tích bài phóng sự Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố.
Phân tích đoạn thơ sau đây Sở Bá Vương ngồi yên....bận lòng vì phận bạc.
Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
Bình giảng khổ thơ đầu bài Tống biệt hành của Thâm Tâm
Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải
Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng.
Cảm nghĩ về bài Đốc chiến Chiêu Vũ trích trong Nam triều công nghiệp diễn chí
I. Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn được in trong đó, đã sớm được người đọc nâng niu, đã giành được vị trí khá trang trọng trên văn đàn trước 1945, và lúc mà văn học Quốc ngữ đang trong thời kì phát triển mạnh. Nếu Trần Tế Xương bất hoà sâu sắc với xã hội phong kiến buổi giao thời của lối sông Đông - Tây qua thơ phú thì Nguyễn Tuân cũng biểu hiện mối bất hoà ấy qua những trang truyện ngắn của ông. Nếu Trần Tế Xương phơi bày lối sống chịu đấm ăn xôi, giả dối... của những tên xu thời, xiểm nịnh thì Nguyễn Tuân lại ca ngợi những nhà Nho cuối thời rất tài hoa, đầy bản lĩnh, sống với truyền thống cao đẹp, sống đúng với lương tri dù gặp lúc sa cơ lỡ vận. Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời.
II. Chữ người tử tù là một truyện có bối cảnh lạ, những tình huống lạ. Và hai nhân vật chính có tính đối lập là Huấn Cao và viên quản ngục lại gặp nhau ở nếp sống trong thiên lương.
Viên coi ngục nhận sáu tên tù chém do Huấn Cao cầm đầu. Huấn Cao là người khí khái và có tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắp vùng. Dù làm quan coi ngục nhưng viên quan này lại rất trọng những người có tài, tính khí khái, và hẳn là anh ta rất thích chữ đẹp. Sau khi dò xét được thầy thơ lại giúp việc, quan coi ngục tiếp đãi nồng hậu những tử tù, nhất là Huấn Cao để chỉ mong người tử tù này viết cho mấy chữ. Khi được lệnh triệu sáu tử tù này về kinh để chịu án chém, qua sự liên lạc của viên thơ lại, Huấn Cao đồng ý viết. Tối hôm đó, dưới “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”. Huấn Cao viết chữ trên lụa cho quan ngục. Viết song, đĩnh đạc nói:
- ... Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc nát cả đời lương thiện đi.
- ... Ngục quan cảm động, vái người tù một vái...: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Kết cấu của truyện rất giản dị nhưng không loãng, ngược lại chặt chẽ trong từng chi tiết, từng tình huống mà những tình huống này gắn bó với nhau trong quan hệ nhân quả. Truyện có ba tình huống chính xoay quanh việc viên quan ngục và tử tù Huấn Cao.
Nhận được trát báo là nhà lao sẽ nhận sáu tên tù án chém nguy hiểm. Nghi ngờ trong đó có người viết chữ đẹp nổi tiếng, nên quan ngục chuẩn bị đón tù.
Tù đến, và đón tù. Quan coi ngục biệt đãi Huấn Cao, đích thân vào thăm và khi được tin giải sáu tử tù về kinh, viên quan coi ngục nhờ viên thơ lại, được Huấn Cao tặng cho chữ viết và những lời khuyên.
Những chi tiết ấy gắn liền với nhau thành mạch văn trôi chảy nhờ cách diễn đạt từng câu, từng đoạn văn, nhất là nghệ thuật dùng từ gọn gàng, chuẩn xác, liền ý một cách tự nhiên.
Những từ thuộc về chức danh được sử dụng trong truyện chứng tỏ nhà văn đã nghiên cứu khá kĩ về đề tài này trước khi đặt bút viết. Hầu hết, những chức danh ấy được dùng dưới thời phong kiến nhà Nguyễn. “Phiến trát” là công văn, “đốc bộ đường” chỉ quan tổng đốc cửu (chín) phẩm, và người cao nhất là nhất phầm: “Thẳng, thập” là người đứng đầu một đội quân gồm 10 lính, “ti Nết” là ti Pháp luật..
Đúng như quan niệm của nhà văn, tả người hay tả cảnh đều có những đoạn văn hay, đẹp, phù hợp với hoàn cảnh tâm lí nhân văn:
"... Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương...” - Người ngồi đây, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đây, giờ chi còn là mặt nước cao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ: quan coi ngục hiền lành, trọng nghĩa, trọng tài. Đấy là hình ảnh của người đang gặp trường hợp khó xử.
- “..” Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh lâm tâm những điểm nâu đen...” : Cảnh tù đày, khổ cực nhục hình, mà người tù phải chịu trước khi chết vì tội phản nghịch.
Ngoài những nhân vật phụ là bọn lính canh tù và viên thơ lại, truyện có hai nhân vật chính mà ban đầu họ đều là những người có cùng chiến tuyến. Viên quan coi ngục biết Huấn Cao là quan trông coi việc học hành ở phủ, huyện. Có lẽ vì chống lại triều đình nên bị ghép vào tội phản nghịch chăng?
Bây giờ, dù đả trở thành hai nhân vật khác tuyến, đối nghịch nhau nhưng những nhân vật thuộc hai tuyến ấy đều có bản chất nhân ái. Họ nể trọng nhau, nếu có xung đột trong truyện thì đó chi là sự hiểu lầm, và sau khi biết rõ thì họ lại cảm thông nhau, sẵn sàng đáp ứng ước muốn của nhau, nhất là Huấn Cao. Bởi vậy, chi tiết tâm lí của người này gắn bó với suy nghĩ hay hành động của người kia khiến truyện càng chặt chẽ hơn trong nghệ thuật diễn đạt.
Qua lời giới thiệu của viên coi ngục thì Huấn Cao ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn cỏ tài bẻ khoá và vượt ngục nữa? Văn võ toàn tài. Và cũng đã ở tù hơn một lần...
Khi đến nhà lao “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.” Con người ấy có sức mạnh, thông minh, quyết đoán hơn người. Đấy là chỉ về vóc dáng.
Về mặt tâm lí, qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, nhân vật này cũng có nhiều điểm đặc biệt. Trước hết là cái tội được ghi trong “phiến trát” : phản nghịch, bị án chém. Là người chống lại chế độ phong kiến. Một người “phản nghịch” nhưng lại nổi danh và được mọi người nể trọng thì chắc là phải có những điểm đặc biệt. Cái khéo của nhà văn là ở việc khơi gợi trí tò mò, tìm hiểu nhân vật ở người đọc.
Vậy Huấn Cao có những đặc điểm nào?
Trước hết., Huấn Cao không khỏi thắc mắc tại sao lại được: “một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù”. Thế nhưng ông ta “vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”. Đấy là thái độ của con người bình tĩnh, của người biết trước hậu quả của công việc mình làm. Là người trông coi việc giáo dục cấp huyện, phủ chắc chắn Huấn Cao hiểu đức tính “uy vũ bất năng khuất” của người quân tử. Mới bước vào cửa tù, Huấn Cao đã chứng tò đức tính ấy khi tự ý ra lệnh cho đồng tội với mình “dỗ gông” trừ rệp! An nhiên, tự tại không mảy may biểu hiện sự mất bình tĩnh ngay cả khi được nghe thầy thơ lại báo cho biết là phải về kinh chịu án tử hình. Gã tù rất khôn và tỏ ra khinh bạc. Gặp quản ngục vào thăm, Huấn Cao vẫn lạnh lùng. Khi biết ý định của viên quan coi ngục, ông lại trả lời một câu mang ý khinh bạc:
“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”.
Qua sự miêu tả của nhà văn “Huấn Cao đã đợi một trận lôi đình báo thù và nhưng thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục” Biết nhưng vẫn nói. Nói để làm gì? Để thử lòng tốt của viên quan kia, để nếu thực kính trọng ông ta thật thì cũng không bị liên lụy. Tội ai làm người ấy chịu cũng là đức tính của kẻ đạt nhân.
Và cuối cùng, Huấn Cao biết quý trọng người hiền, biết trọng người say mê cái đẹp nghệ thuật. Dù Nguyễn Tuân không cho nhân vật lộ ra nhưng có lẽ Huấn Cao cũng tự đặt câu hỏi trong đầu khi được viên quan coi tù đối xử tử tế.
Và khi đã gặp tên cai tù, dùng những lời lẽ khinh bạc, đầy khí khái đáp lại yêu cầu của hắn, Huấn Cao vẫn không hề bị những trận đòn thù. Huấn Cao lại được biệt đãi hậu hơn. Và “Ông Huấn lại càng ngạc nhiên nữa: năm đồng chí của ông đều được biệt đãi như thế cả” chắc chắn Huấn Cao không khỏi thắc mắc. Cho đến khi ông Huấn nghe “đấm cửa buồng giam và hớt hơ hớt hải kể cho tử tù” nghe nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình” thì Huấn Cao mới nhận ra nguyên nhân của sự việc mình và các bạn đồng chí được biệt đãi trong tù. Nguyễn Tuân đã cho Huấn Cao “lặng nghĩ một lát”. Ông nghĩ về tay quan tù để rồi đáp lại tấm lòng của viên quan. Giọng điệu của câu nói cũng đầy khí khái nhưng lại chứa đựng nhiều thân thiện: "... Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ… Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy...”.
Nhưng trọng người hiền không chỉ đáp ứng một ước muốn dù đối với viên quan coi ngục là lớn nhưng đối với Huấn Cao thì chỉ là một phần giá trị của cuộc sống. Huấn Cao muốn con người biết giá trị cái đẹp ấy sống tốt hơn, thanh cao hơn. Chính bởi vậy mà Nguyễn Tuân cho những nhân vật ấy gặp gỡ nhau trong khung cảnh “xưa nay chưa từng có” trong những sắc màu chập chờn, lóng lánh nửa thiêng liêng nửa ma quái. Và sau khi “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván” xong. Nguyễn Tuân cho nhân vật đóng vai người tù “đỡ viên quản ngục đứng thẳng người”. Hình ảnh đó thật có giá trị. Trong hoàn cảnh ấy, quan ngục đỡ Huấn Cao mới phải, nhưng tại sao lại có cử chỉ ngược lại? Sự thay đổi cử chỉ đầy ý nghĩa ấy làm nổi bật lí tưởng mà con người đang sống. Lí tưởng đúng tạo nên thế mạnh của con người. Trong viên quan coi ngục, Huấn Cao đã khuyên:
“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
Nhân vật Huấn Cao qua ngòi bút Nguyễn Tuân là người vừa có tài vừa có đức, sống không gặp thời. Còn viên quan coi ngục thì sao?
Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự..” : tuổi đã chớm già. Vài chi tiết về tóc, râu và đường nhăn trên nét mặt thôi Nguyễn Tuân cũng đã vẽ ra được phần quan trọng trong vóc dáng của con người. Từ những đường nét đặc biệt ấy, Nguyễn Tuân đã đưa thẳng nhận xét của mình về con người ấy: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lộn xô bồ” : so sánh làm tăng nét đẹp tâm hồn của viên quản ngục. Nguyễn Tuân lại nhận xét một cách rõ ràng hơn về sự trái ngược của tâm hồn và hoàn cảnh sống của viên quan: “Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thán, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”. Câu văn có hai tác dụng: ca ngợi viên quan coi ngục và tố cáo xã hội đương thời. Vậy cái thuần khiết của viên quan coi ngục là những gì? Đấy là:
Say mê nét đẹp: “...Từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một cảu đôi do tay ông Huấn Cao viết "... Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ...” cử chỉ của một người quý trọng chữ thánh hiền, quý trọng tinh hoa trong con người dù đó là kẻ tử tù như Huấn Cao. Nhưng tại sao ông ta lại vào đây? Do “chọn nhầm nghề mất rồi...”.
Dè dặt, ý tứ ngay từ đầu, khi biết có Huấn Cao đến, viên quản tù khéo léo trong câu chuyện để dò xem thầy thơ lại giúp việc có thái độ như thế nào. Ngay đêm hôm đó, “Ngục quản băn khoăn ngồi bóp thái dương”, ông ta đã phải suy nghĩ nhiều, tìm hết lẽ thiệt hơn về câu nói của thầy thơ lại để rồi dự đoán: “có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây... Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hắn không phải là kẻ xấu hay vô tình”. Biết vậy nhưng cũng cố dò xét thâm chắc chứ không nôn nóng. Là người biết chữ như ông ta tất ông biết rõ lời khuyên của cố nhân: “Dục tốc bất đạt”.
Khi biết thầy thơ lại đồng tâm ý với mình, viên quản tù mới dám nhờ mang rượu thịt biệt đãi Huấn Cao.
Thân chinh đến gặp Huấn Cao với thái độ “khép nép”. Bị Huấn Cao đuổi khéo ra ngoài thì lại lễ phép: “Xin lĩnh ý” như một thủ hạ đối với soái chủ, một quan nhỏ đối với quan lớn chứ chẳng sử dụng uy quyền của một ông quan coi ngục với một tử tù. Huấn Cao đã chờ đợi sự trả thù thường tình ấy. Nhưng viên quan đã không hành động “Y cũng thừa hiểu, những người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”.
Có thể là một người biết thức tỉnh. Được Huấn Cao viết chữ tặng và được người tử tù khuyên bảo, viên quan coi ngục có lẽ đã thấy rõ được thân phận của mình nên "... cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh thực sự thì đây chỉ mới là lời nói, nhưng có phải văn có ý mở chứ không đóng chặt cánh cửa ở kết luận của truyện ngắn này? Chuyện gì sẽ xảy ra đối với người tử tù, đối với viên quan coi ngục? Có ba trường hợp sẽ xảy ra:
- Người tử tù bị triệu về kinh và chịu án ở đó. Viên quan coi ngục vẫn làm công việc cũ thì hắn ta là người dối trá...
- Người tử tù bị triệu về kinh và chịu án ở đó. Viên quan coi ngục xin từ quan...
- Viên quan coi ngục cùng với nhóm tử tù bỏ trốn...
Trong ba khả năng trên, khả năng thứ hai có thế xảy ra bởi viên quan coi ngục đã từng suy nghĩ là ông ta chọn nhầm đường. Xin từ quan về vui thú điền viên có thể cũng là một thái độ chờ thời cơ thuận lợi. Và dòng sông chống lại lộc tài bất công... vẫn hiện hữu ở trên đời.
III. Chữ người tử tù là một truyện ngắn hay, phản ánh tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghề văn trước Cách mạng tháng Tám. Tài hoa ấy được biểu hiện qua lối hành văn khúc chiết, mạch lạc, qua kết cấu truyện chặt chẽ, qua những tình huống truyện độc đáo, gân guốc và lạ lùng nhưng vẫn không vượt ngoài khung tạo nên giá trị của nhân vật. Hình tượng Huấn Cao trong truyện có những tính cách độc đáo của một nhà nho luôn sống trung thành với thiên lương, kể cả viên cai ngục. Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học rất tương xứng với tựa của sách Vang bóng một thời.
Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11
Câu hỏi tự luyện Địa 11
Bài 9: Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản - Tập bản đồ Địa lí 11
Review Unit 7
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11