BÀI TỰ KIỂM TRA
( Thời gian: 45 phút)
1.
Nói một vật chuyển động so với vật khác lấy làm mốc là khi:
A. khoảng cách giữa hai vật thay đổi theo thời gian.
B. khoảng cách giữa hai vật không thay đổi theo thời gian.
C. vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
D. vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian.
Phương pháp giải:
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí theo thời gian của một vật so với vật mốc.
Lời giải chi tiết:
Chọn C: một vật chuyển động so với vật khác lấy làm mốc là khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian.
2.
Hai lực F1 và F2 là hai lực cân bằng trong trường hợp ở hình vẽ:
A. Hình a. B. Hình b.
C. Hình c. D. Hình d.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng.
Phương pháp giải:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Lời giải chi tiết:
A - sai vì 2 lực không cùng điểm đặt và khác nhau về độ lớn của lực.
B - đúng vì hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
C - sai vì 2 lực có sự khác nhau về độ lớn của lực.
D - sai vì 2 lực không cùng điểm đặt.
3.
Một vật thả vào chất lỏng, vật không chìm. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét lên vật bằng:
A. khối lượng của vật.
B. trọng lượng của khối chất lỏng có thể tích bằng vật.
C. trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. trọng lượng của phần vật ngập trong chất lỏng.
Phương pháp giải:
Lực đẩy Ác-si-mét lên vật nằm trong chất lỏng được tính bằng công thức: FA = V. d
trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng hoặc thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Lời giải chi tiết:
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật được tính bằng công thức: FA = V. d
trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng hoặc thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Vì vậy khi vật thả vào chất lỏng, vật không chìm. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét lên vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Chọn C.
4.
Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực ?
A. Ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc động.
C. Mặt phẳng nghiêng.
D. Đòn bẩy.
Phương pháp giải:
Máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực. 3 loại máy cơ đơn giản thường gặp là: ròng rọc động, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực mà không làm thay đổi cường độ lực.
CHƯƠNG IV. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân
Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kiến thức chung
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2