Bài 1, 2. Mở đầu về phép biến hình. Phép tịnh tiến và phép dời hình
Bài 3. Phép đối xứng trục
Bài 4. Phép quay và phép đối xứng tâm
Bài 5. Hai hình bằng nhau
Bài 6, 7. Phép vị tự. Phép đồng dạng
Ôn tập chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng
Bài tập trắc nghiệm chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng
Bài 1. Vectơ trong không gian. Sự đồng phẳng của các vectơ
Bài 2, 3, 4. Hai đường thẳng vuông góc. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
Bài 5. Khoảng cách
Ôn tập chương III. Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc
Bài tập trắc nghiệm chương III. Vecto trong không gian. Quan hệ vuông góc
Bài 15
Bài 15
Hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục;
(B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép quay;
(D) Phép tịnh tiến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Xét hai phép đối xứng tâm B và C ta có:
\(\begin{array}{l}{D_B}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {AA'} = 2\overrightarrow {BA'} \\{D_C}\left( {A'} \right) = A'' \Rightarrow \overrightarrow {A'A''} = 2\overrightarrow {A'C} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA'} + \overrightarrow {A'A''} = 2\overrightarrow {BA'} + 2\overrightarrow {A'C} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''} = 2\left( {\overrightarrow {BA'} + \overrightarrow {A'C} } \right)\\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''} = 2\overrightarrow {BC} \\ \Rightarrow {T_{\overrightarrow {BC} }}\left( A \right) = A''\end{array}\)
Vậy hợp thành của hai phép đối xứng tâm là phép tịnh tiến.
Bài 16
Bài 16
Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép đối xứng trục;
(B) Phép đối xứng tâm;
(C) Phép đồng nhất;
(D) Phép tịnh tiến.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Xét phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u \) và phép đối xứng qua tâm \(C\) ta có:
\(\begin{array}{l}{T_{\overrightarrow u }}\left( A \right) = A' \Rightarrow \overrightarrow {AA'} = \overrightarrow u \\{D_C}\left( {A'} \right) = A''\end{array}\)
Gọi \(C'\) là trung điểm của \(AA''\) thì \(\overrightarrow {CC'} = - \frac{1}{2}\overrightarrow u \) nên \(C'\) cố định.
Do đó \({D_{C'}}\left( A \right) = A''\).
Vậy hợp thành của phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là một phép đối xứng tâm.
Bài 17
Bài 17
Cho hai đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép vi tự với tỉ số k = 20 biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Giả sử d và d’ cách nhau một khoảng \(h = NN'\) không đổi.
Gọi O là tâm vị tự thì \({V_{\left( {O;20} \right)}}\left( M \right) = M'\) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {OM'} = 20\overrightarrow {OM} \)
\( \Rightarrow OM' = 20OM\) \( \Rightarrow ON' = 20ON\) \( \Rightarrow NN' = 19ON\) \( \Rightarrow ON = \frac{{NN'}}{{19}} = \frac{h}{{19}}\)
\( \Rightarrow O\) luôn cách \(d\) một khoảng \(\frac{h}{{19}}\) không đổi.
Do đó \(O\) luôn nằm trên đường thẳng \(\Delta \) cách \(d\) một khoảng \(\frac{h}{{19}}\).
Do có vô số điểm \(O\) nên ta có vô số phép vị tự thỏa mãn.
Có vô số phép vị tự thỏa mãn bài toán.
Bài 18
Bài 18
Cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép vị tự biến d thành d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó nên không có phép vị tự nào biến đường thẳng d thành d’ mà d và d’ cắt nhau.
Bài 19
Bài 19
Cho hai đường thẳng song song d và d’ và một điểm O không nằm trên chúng. Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến đường thẳng d thành đường thẳng d’?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Giả sử \(d\left( {O,d} \right) = h,d\left( {O,d'} \right) = h'\).
Xét vị trí điểm \(O\) và hai đường thẳng như hình vẽ.
Khi đó \(\frac{{OM'}}{{OM}} = \frac{{ON'}}{{ON}} = \frac{{h'}}{h}\) \( \Rightarrow \overrightarrow {OM'} = \frac{{h'}}{h}\overrightarrow {OM} \)
Do đó chỉ có 1 phép vị tự tâm O tỉ số \(k = \frac{{h'}}{h}\) thỏa mãn trong trường hợp này.
Tương tự với trường hợp O nằm trong miền giới hạn bởi d và d’ hay điểm O và d’ cùng nằm trong một mặt phẳng bờ là d thì cũng chỉ có 1 phép vị tự thỏa mãn.
Vậy chỉ có 1 phép vị tự thỏa mãn bài toán.
Bài 20
Bài 20
Cho hai đường tròn bằng nhau (O; R) và (O’; R) với tâm O và O’ phân biệt. Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành (O’; R)?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
Gọi \(I\) là tâm vị tự và \(k\) là tỉ số vị tự thì:
\({V_{\left( {I;k} \right)}}\left( {\left( {O;R} \right)} \right) = \left( {O';R} \right)\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {IO'} = k\overrightarrow {IO} \\R' = \left| k \right|R\end{array} \right.\)
Ta có: \(R' = \left| k \right|R \Rightarrow k = \pm 1\)
Nếu \(k = 1\) thì \(\overrightarrow {IO'} = \overrightarrow {IO} \Rightarrow O \equiv O'\) (vô lí)
Nếu \(k = - 1\) thì \(\overrightarrow {IO'} = - \overrightarrow {IO} \) hay \(I\) là trung điểm \(OO'\).
Vậy chỉ có 1 phép vị tự duy nhất là \({V_{\left( {I; - 1} \right)}}\).
Bài 21
Bài 21
Cho đường tròn (O; R). Có bao nhiêu phép vị tự với tâm O biến (O; R) thành chính nó?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép;
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
\({V_{\left( {O;k} \right)}}\) biến \(\left( O \right)\) thành chính nó nếu và chỉ nếu \({V_{\left( {O;k} \right)}}\left( O \right) = O\) và \(R = \left| k \right|R \Leftrightarrow k = \pm 1\)
Vậy chỉ có hai phép vị tự thỏa mãn là \({V_{\left( {O;1} \right)}}\) và \({V_{\left( {O; - 1} \right)}}\).
Bài 22
Bài 22
Cho đường tròn (O;R). Có bao nhiêu phép vị tự biến (O; R) thành chính nó?
(A) Không có phép nào;
(B) Có một phép duy nhất;
(C) Chỉ có hai phép
(D) Có vô số phép.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: D
Mọi phép vị tự có tâm bất kì tỉ số \(1\) đều biến đường tròn (O;R) thành chính nó.
Bài 23
Bài 23
Cho hai phép vị tự \({V_{\left( {O;k} \right)}}\) và \({V_{\left( {O';k} \right)}}\) với O và O’ là hai điểm phân biệt và kk’ = 1. Hợp thành của hai phép vị tự đó là phép nào trong các phép sau đây?
(A) Phép tịnh tiến;
(B) Phép đối xứng trục;
(C) Phép đối xứng tâm;
(D) Phép quay.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
Ta có:
\(\begin{array}{l}{V_{\left( {O;k} \right)}}\left( A \right) = A' \Leftrightarrow \overrightarrow {OA'} = k\overrightarrow {OA} \\{V_{\left( {O';k'} \right)}}\left( {A'} \right) = A'' \Leftrightarrow \overrightarrow {O'A''} = k'\overrightarrow {O'A'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''} - \overrightarrow {OO'} = k'\left( {\overrightarrow {OA'} - \overrightarrow {OO'} } \right)\\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''} = k'\overrightarrow {OA'} - k'\overrightarrow {OO'} + \overrightarrow {OO'} \\ = k'.k\overrightarrow {OA} - k'\overrightarrow {OO'} + \overrightarrow {OO'} \\ = \overrightarrow {OA} + \left( {1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {OA''} - \overrightarrow {OA} = \left( {1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow \overrightarrow {AA''} = \left( {1 - k'} \right)\overrightarrow {OO'} \\ \Rightarrow {T_{\overrightarrow u }}\left( A \right) = A''\end{array}\)
ở đó \(\overrightarrow u = \left( {1 - k} \right)\overrightarrow {OO'} \)
Vậy hợp cửa hai phép vị tự trên là phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u = \left( {1 - k} \right)\overrightarrow {OO'} \).
Unit 8: Cities of the future
Chương 3. Cacbon-Silic
1. Bài 1: Kĩ thuật đá móc cầu bằng mu bàn chân (cúp ngược)
Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Tập bản đồ Địa lí 11
Phần ba. Sinh học cơ thể
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11