17.8
Hãy chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hoá học sau (chép vào vở bài tập).
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + ?
? + ?AgNO3 -> Al(NO3)3 + 3Ag
?HCl + CaCO3 -> CaCl2 + H2O + ?
Lời giải chi tiết:
a) \(C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O\)
b) \(Al + 3AgN{O_3} \to Al{(N{O_3})_3} + 3Ag\)
c) \(2HCl + CaC{O_3} \to CaC{l_2} + {H_2}O + C{O_2}\)
17.9
Cho sơ đồ của phản ứng sau :
Fe(OH)y + H2SO4 —> Fex(SO4)y + H2O
a)Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hoá học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn).
Lời giải chi tiết:
a) Nguyên tố Fe có hoá trị II và III nên y bằng 2 hoặc 3
Nhóm (SO4) có hoá trị II nên x bằng 2
Cặp nghiệm x= 2 và y = 3 là phù hợp.
Sơ đồ của phản ứng :
Fe(OH)3 + H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + H2O
Phương trình hoá học :
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O
b) Cứ 2 phân tử Fe(OH)3 tác dụng với 3 phân tử H2SO4 ;
Cứ 2 phân tử Fe(OH)3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Fe2(SO4)3 ;
Cứ 3 phân tử H2SO4 phản ứng tạo ra 1 phân tử Fe2(SO4)3 ;
Cứ 1 phân tử Fe2(SO4)3 được tạo ra cùng với 6 phân tử H2O.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 8
Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
Unit 7. Big ideas
Unit 1: Leisure Time
Chương 1. Vẽ kĩ thuật