28.4
Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nitơ) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hoá đồng thành đồng(II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là
A. 200 cm3 B. 400 cm3 C. 300 cm3 D. 500 cm3
Lời giải chi tiết:
Phương án A.
Như ta đã biết, khí N2 chiếm 80% thể tích không khí, vậy thể tích không khí ban đầu sẽ là :
80 cm3 khí nitơ có trong 100 cm3 không khí.
Vậy 160 cm3 khí nito có trong : \({{100 \times 160} \over {80}} = 200(c{m^3})\) không khí
28.6*
Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m, chiều cao 4 m.
a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.
b) Trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở ra
trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích không khí có trong phòng học : 12 x 7 x 4 = 336 (m3)
- Thể tích khí oxi có trong phòng : \({{336} \over 5} = 6,72({m^3})\).
b) Thể tích khí CO2 thở ra trong 1 phút của 50 em học sinh là :
\({{50 \times 2 \times 4 \times 16} \over {100}} = 64\) (lít)
Trong 45 phút: 64 X 45 = 2880 (lít) hay 2,88 m3.
Bài 1
Chương V. Điện
Chương II: NHIỆT HỌC
Unit 10: Communication in the future
Chương 5: Hidro - Nước