Bài 35. Học thuyến tiến hóa cổ điển
Bài 36. Thuyết tiến hóa hiện đại
Bài 37. Các nhân tố tiến hóa
Bài 38. Các nhân tố tiến hóa (tiếp theo)
Bài 39. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
Bài 40. Loài sinh học và các cơ chế cách li
Bài 41. Quá trình hình thành loài
Bài 42. Nguồn góc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Đề bài
Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội tác động như thế nào đến sự phát sinh và phát triển của loài người? Tại sao lại nói nhân tố xã hội là quyết định?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại Sự phát sinh loài người
Lời giải chi tiết
- Tiến hoá sinh học: Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn tiến hoá của người vượn hoá thạch và người cổ. Những biến đổi trên cơ thể người vượn hoá thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất...) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động ...) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ nhiễm sắc thể) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa...).
- Tiến hoá xã hội: Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩm của xã hội. Từ giai đoạn con người sinh học được hình thành (đi thẳng đứng bằng hai chân, tay được giải phóng, bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) chuyển sang giai đoạn con người xã hội (sống thành xã hội, có ngôn ngữ để giao tiếp, có đời sống văn hoá…), tuy các nhân tố chọn lọc tự nhiên vẫn còn có tác động, nhưng các nhân tố văn hoá xã hội (cải tiến công cụ lao động phát triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội...) đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển của con người và xã hội loài người.
Nhân tố xã hội là quyết định vì nếu không có nhân tố văn hoá xã hội (đời sống xã hội, văn hoá giáo dục, khoa học kĩ thuật... thì con người dù có cấu tạo cơ thể điển hình cho người cũng không thể trở thành con người thực sự được (tức là con người có ngôn ngữ, có văn hoá sống trong cộng đồng xã hội loài người).
Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
CHƯƠNG 7. SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG 7. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT