38.2
Có những cụm từ : Sự cháy, phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp, phản ứng toả nhiệt. Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào những chỗ trống trong các câu sau :
a) ............là phản ứng hoá học, trong đó có một chất mới được tạo thành
từ hai hay nhiều chất ban đầu.
b) .............là phản ứng hoá học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) ............là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
d) ............ là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hoá học để minh hoạ.
Lời giải chi tiết:
a) Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Thí dụ : \(2Cu + {O_2} \to 2CuO\)
b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.
c) Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.
Thí dụ : \(2HgO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Hg + {O_2}\)
d) Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
38.6
Khử 50 g hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (II) oxit bằng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng, biết rằng trong hỗn hợp, đồng (II) oxit chiếm 20% vè khối lượng. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?
Lời giải chi tiết:
Tính MCuO = 64+16 = 80
Tính MFeO = 56+16=72
Tính khối lượng đồng (II) oxit: \({m_{CuO}} = {{50.20} \over {100}} = 10gam\)
Tính số mol đồng (II) oxit: nCuO = 10: 80= 0,125 mol
Tính khối lượng sắt (II) oxit: nFeO = mhh – mCuO= 50- 10 = 40 gam
Tính số mol sắt (II) oxit: nFeO = 40: 72 = 5/9 mol
PTHH:
Phản ứng của đồng (II) oxit với hiđro:
CuO + H2 → Cu + H2O
0,125 → 0,125
Phản ứng của sắt (II) oxit với hiđro:
FeO + H2 → Fe + H2O
5/9 → 5/9
Tổng số mol hiđro cần dùng: 0,125 + 5/9 = 49/72 mol
Tổng thể tích khí hiđro cần dùng là: (49/72). 22,4 ≈ 15,24 lít
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2
CHƯƠNG 5. HIĐRO - NƯỚC
Chương 3. Kĩ thuật điện
Chương VIII. Sinh vật và môi trường
Unit 7: My Neighborhood - Láng giềng của tôi