Câu 5, 6, 7, 8, 9 phần A – Trang 83, 84 Vở bài tập Vật lí 8

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
5
6
7
8
9
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
5
6
7
8
9

5

Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc ? Nêu ví dụ minh hoạ.

 

 

Phương pháp giải:

Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động hoặc làm biến dạng vật.

 

 

Lời giải chi tiết:

- Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

- Ví dụ:

 + Lực ma sát ở phanh xe máy khi ta bóp phanh làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại (vận tốc giảm).

 + Quả bóng đang đứng yên ta tác động lực vào quả bóng làm quả bóng chuyển động (vận tốc tăng).

6

Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ.

 

 

Phương pháp giải:

Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực

 

 

Lời giải chi tiết:

- Các yếu tố của lực: điểm đặt lực, phương và chiều của lực, độ lớn của lực

- Cách biểu diễn lực bằng vecto : biểu diễn bằng một mũi tên có:

 + Gốc là điểm đặt của lực.

 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

 + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.

7

Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi :

a) Vật đang đứng yên ?

b) Vật đang chuyển động ?

 

 

Phương pháp giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

 

 

Lời giải chi tiết:

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:

  a. Đứng yên khi vật đang đứng yên.

  b. Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.

 

8

Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ví dụ về lực ma sát.

 

 

Phương pháp giải:

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

 

 

Lời giải chi tiết:

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

- Ví dụ về lực ma sát : 

   + Lực ma sát ở phanh xe máy và lực ma sát giữa lốp xe với mặt đường làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại.

   + Khi ta viết phấn lên bảng, giữa đầu viên phấn và mặt bảng có lực ma sát trượt.

9

Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

 

 

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về quán tính: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

 

 

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: 

- Khi xe đột ngột chuyển động, hành khách ngả người về phía sau.

- Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved