Đề bài
Gieo một con xúc sắc ba lần. Tính xác suất sao cho mặt sáu chấm xuất hiện ít nhất một lần.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng biến cố đối: "Không lần nào xuất hiện mặt sáu chấm".
Lời giải chi tiết
Phép thử: "Gieo một con xúc sắc ba lần."
Không gian mẫu:
\(\eqalign{
& \Omega = \left\{ {{\rm{\{ j,j,k\} }}|1 \le i,j,k \le 6} \right\} \cr
& \Rightarrow n(\Omega ) = {6^3} = 216 \cr} \)
Gọi \(A\) là biến cố: “Mặt sáu chấm xuất hiện ít nhất một lần”
Suy ra biến cố đối là \(\overline A\): “Không lần nào xuất hiện mặt sáu chấm”.
Lần gieo thứ nhất không ra mặt 6 chấm nên có 5 kết quả có thể xảy ra (1, 2, 3, 4, 5 chấm)
Lần gieo thứ hai và thứ ba: tương tự có 5 kết quả có thể xảy ra.
Theo quy tắc nhân: \(n(\overline A ) = {5^3} = 125\)
\(\Rightarrow P(\bar A) = {{n(\bar A)} \over {n(\Omega )}} = {{125} \over {216}}\)
Do đó: \(P(A) = 1 - P(\bar A) = 1 - {{125} \over {216}} = {{91} \over {216}} \approx 0,4213\).
Unit 6: High-flyers
Chủ đề 4. Sản xuất cơ khí
CHƯƠNG 4. SINH SẢN
Unit 5: Technology
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11