Phần ba: Sinh học cơ thể

Câu hỏi 1 - Mục Bài tập trang 127

1. Nội dung câu hỏi

Cây gọng vó (Drosera rotundifolia) là loài thực vật “ăn thịt” sống ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Lá cây gọng vó có màu sắc sặc sỡ để hấp dẫn côn trùng, trên lá có các lông tuyến có khả năng tiết chất dính để bắt giữ và enzyme tiêu hóa để tiêu hóa con mồi. Hãy tìm hiểu và giải thích sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó.


2. Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về cảm ứng ở thực vật.


3. Lời giải chi tiết

Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa ứng động:

- Ứng động tiếp xúc: Lá gọng vó có nhiều lông tuyến bao phủ có khả năng tiết ra các chất nhầy, dính và rất nhạy cảm với các phản ứng tiếp xúc, khi côn trùng đậu trên lá tạo ra tác động cơ học, chúng phản ứng với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và tiết enzyme. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới.

- Hóa ứng động: Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Khi côn trùng đậu trên cây, các hợp chất chứa nito trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học, làm lông tuyến gập lại để giữ con mồi đồng thời tiết dịch tiêu hóa.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved