Hình 14.1 cho thấy phản ứng của cây ngô chống lại sâu ăn lá cây. Theo đó, lá ngô tổng hợp và giải phóng vào môi trường chất dẫn dụ ong bắp cày đến đẻ trứng vào bên trong sâu bướm. Ấu trùng sau khi nở ra từ trứng sẽ sử dụng chính sâu làm thức ăn, nhờ đó, sâu bị tiêu diệt.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Hiện tượng này có vai trò gì đối với cây ngô?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về cảm ứng ở sinh vật.
3. Lời giải chi tiết
Hiện tượng này giúp cây ngô có thể loại bỏ được loài sâu ăn lá.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Hãy mô tả cơ chế đáp ứng của cây ngô chống lại sâu ăn lá.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lí thuyết về cảm ứng ở sinh vật.
3. Lời giải chi tiết
Các kích thích từ môi trường gồm sự tổn thương do vết cắn và chất hoá học trong nước bọt của sâu ăn lá đã kích hoạt con đường truyền tín hiệu bên trong lá. Lá bị tổn thương đáp ứng với kích thích bằng cách tổng hợp và phóng thích các hợp chất dễ bay hơi có tác dụng dẫn dụ ong bắp cây (dạng kí sinh không hoàn toàn). Ong bắp cày đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu bướm làm thức ăn → sâu bướm bị tiêu diệt.
Chương V. Công nghệ chăn nuôi
Bài 19: Carboxylic acid
Unit 8: Healthy and Life expectancy
Chủ đề 5. Xây dựng cộng đồng văn minh
CHƯƠNG V - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11