Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, AA'.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Xác định giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B'C.
2. Phương pháp giải
Trường hợp 1: $(\alpha)$ chứa đường thẳng $\Delta$ và cắt đường thẳng $\mathrm{d}$ tại I
Khi đó: $I=d \cap \Delta \Rightarrow I=d \cap(\alpha)$
Trường hợp 2: $(\alpha)$ không chứa đường thẳng nào $\mathrm{d}$
$
\begin{aligned}
& \text { - } \quad \operatorname{Tìm}(\beta) \supset d \text { và }(\alpha) \cap(\beta)=\Delta \\
& \text { - } \quad \operatorname{Tìm~} I=d \cap \Delta \\
& \text { Suy ra, } I=d \cap(\alpha) .
\end{aligned}
$
3. Lời giải chi tiết
Trong mặt phẳng (ABB'A'), gọi D là giao điểm của PM và BB'.
Vì D thuộc BB' nên D thuộc mặt phẳng (BCC'B'), N thuộc BC nên N thuộc mặt phẳng (BCC'B'), do đó trong mặt phẳng (BCC'B') nối D với N, đường thẳng DN cắt B'C tại K.
Vì D thuộc PM nên D thuộc mặt phẳng (MNP), do đó DN nằm trong mặt phẳng (MNP).
Mà K thuộc DN nên K thuộc mặt phẳng (MNP).
Do vậy, K là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng B'C.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Gọi $\mathrm{K}$ là giao điểm của mặt phẳng (MNP) với đường thẳng $\mathrm{B}$ 'C. Tính tỉ số $\frac{K B^{\prime}}{K C}$.
2. Phương pháp giải
Trường hợp 1: $(\alpha)$ chứa đường thẳng $\Delta$ và cắt đường thẳng $\mathrm{d}$ tại I
Khi đó: $I=d \cap \Delta \Rightarrow I=d \cap(\alpha)$
Trường hợp 2: $(\alpha)$ không chứa đường thẳng nào $\mathrm{d}$
$
\begin{aligned}
& \text { - } \quad \operatorname{Tìm}(\beta) \supset d \text { và }(\alpha) \cap(\beta)=\Delta \\
& \text { - } \quad \operatorname{Tìm~} I=d \cap \Delta \\
& \text { Suy ra, } I=d \cap(\alpha) .
\end{aligned}
$
- Sử dụng định lí Thales để tính tỉ số.
3. Lời giải chi tiết
Xét tam giác $A^{\prime} A B$ có $P, M$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $A A^{\prime}, A B$ nên $P M$ là đường trung bình của tam giác $A^{\prime} A B$, suy ra $P M / /$ $A^{\prime} B$ hay $P D / / A^{\prime} B$.
Lại có $A$ 'P // $B D$ (vì $A A^{\prime} / / B B^{\prime}$ do nó là các cạnh bên của hình lăng trụ tam giác $A B C$. $A B^{\prime} C$ ).
Do đó, tứ giác $A P D B$ là hình bình hành. Suy ra $A P=B D$.
Mà $P$ là trung điểm của $A A^{\prime}$ nên $A ' P=\frac{1}{2} A A^{\prime}$; suy ra $B D=\frac{1}{2} A A^{\prime}$ :
Lại có $A A^{\prime}=B B^{\prime}$ (do $A B C \cdot A^{\prime} B^{\prime} C^{\prime}$ là hình lăng trụ tam giác).
Từ đó suy ra $\mathrm{BD}=\frac{1}{2} \mathrm{BB}^{\prime}(1) \Rightarrow \frac{B D}{B^{\prime} D}=\frac{1}{3}(2)$.
Gọi $E$ là trung điểm của $\mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}$. Vì $\mathrm{N}$ là trung điểm của $\mathrm{BC}$, do đó $\mathrm{EN}$ là đường trung bình của tam giác $\mathrm{BB}$ 'C, suy ra $\mathrm{EN} / / \mathrm{BB}$ 'và $\mathrm{EN}=\frac{1}{2}$ $\mathrm{BB}^{\prime}(3)$.
Từ (1) và (3) suy ra EN = BD (4).
Từ (2) và (4) suy ra $\frac{E N}{B^{\prime} D}=\frac{1}{3}$.
Xét tam giác KDB'có $\mathrm{EN} / / \mathrm{B} \mathrm{D}$ (vì EN // BB), theo định lí Thalés ta có:
$\frac{K E}{K B^{\prime}}=\frac{E N}{B^{\prime} D}=\frac{1}{3}$.
Suy ra $K E=\frac{1}{3} K^{\prime} \Rightarrow K E=\frac{1}{2} E B^{\prime}$.
Mà $\mathrm{EB}^{\prime}=\mathrm{EC}$ (do $\mathrm{E}$ là trung điểm của $\left.\mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}\right)$.
Do đó, $\mathrm{KE}=\frac{1}{2} E C$. Suy ra K là trung điểm của $\mathrm{EC}$. Khi đó $\mathrm{KC}=\frac{1}{2} E C$.
Mà $\mathrm{EC}=\frac{1}{2} \mathrm{~B}^{\prime} \mathrm{C}$. Suy ra $\mathrm{KC}=\frac{1}{2} \cdot \frac{1}{2} B^{\prime} C=\frac{1}{4} B^{\prime} C$. Từ đó suy ra $\mathrm{KC}=\frac{1}{3} \mathrm{~KB}$ '.
Vậy $\frac{K B^{\prime}}{K C}=3$.
Bài 7: Tiết 3. Thực hành: Tìm hiểu về Liên minh châu Âu - Tập bản đồ Địa lí 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Chuyên đề 3: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chuyên đề 1. Trường hấp dẫn
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11