1. Nội dung câu hỏi
Cho tam giác đều có cạnh bằng $a$, gọi là tam giác $H_1$. Nối các trung điểm của $H_1$ để tạo thành tam giác $H_2$. Tiếp theo, nối các trung điểm của $H_1$, để tạo thành tam giác $H_3$ (Hình 1). Cứ tiếp tục như vậy, nhận được dãy tam giác $H_1, H_2, H_3, \ldots$
Tính tổng chu vi và tổng diện tích các tam giác của dãy.
2. Phương pháp giải
Bước 1: Tìm cạnh của tam giác đều thứ $n$ dựa vào cạnh của tam giác đều thứ $n-1$.
Bước 2: Tính chu vi và diện tích của tam giác đều thứ $n$.
Bước 3: Áp dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu $u_1$ và công bội $q$ :
$
S=u_1+u_2+\ldots+u_n+\ldots=\frac{u_1}{1-q}
$
3. Lời giải chi tiết
Gọi $u_n$ là độ dài cạnh của tam giác đều thứ $n$.
Ta có: $u_1=a ; u_2=\frac{u_1}{2} ; u_3=\frac{u_2}{2} ; \ldots$
Từ đó ta thấy $\left(u_n\right)$ là một cấp số nhân có số hạng đầu $u_1=a$, công bội $q=\frac{1}{2}$.
Vậy $u_n=u_1 \cdot q^{n-1}=a \cdot\left(\frac{1}{2}\right)^{n-1}=\frac{a}{2^{n-1}}, n=1,2,3, \ldots$
Chu vi của tam giác đều thứ $n$ là: $p_n=3 u_n=\frac{3 \mathrm{a}}{2^{n-1}}, n=1,2,3, \ldots$
Tổng chu vi của các tam giác của dãy là:
$
P_n=3 \mathrm{a}+\frac{3 \mathrm{a}}{2}+\frac{3 \mathrm{a}}{2^2}+\ldots+\frac{3 \mathrm{a}}{2^{n-1}}+\ldots=3 \mathrm{a}\left(1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+\ldots+\frac{1}{2^{n-1}}+\ldots\right)
$
Tổng $1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+\ldots+\frac{1}{2^{n-1}}+\ldots$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu $u_1=1$, công bội $q=\frac{1}{2}$. Vậy $1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+\ldots+\frac{1}{2^{n-1}}+\ldots=\frac{1}{1-\frac{1}{2}}=2 \Rightarrow P_n=3 \mathrm{a} .2=6 \mathrm{a}$.
Diện tích của hình vuông thứ $n$ là:
$
s_n=\frac{u_n^2 \sqrt{3}}{4}=\left(\frac{a}{2^{n-1}}\right)^2 \cdot \frac{\sqrt{3}}{4}=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot\left(\frac{1}{2^{n-1}}\right)^2=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot \frac{1}{4^{n-1}}, n=1,2,3, \ldots
$
Tổng diện tích của các tam giác của dãy là:
$
S_n=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4}+\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot \frac{1}{4}+\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot \frac{1}{4^2}+\ldots+\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot \frac{1}{4^{n-1}}+\ldots=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4}\left(1+\frac{1}{4}+\frac{1}{4^2}+\ldots+\frac{1}{4^{n-1}}+\ldots\right)
$
Tổng $1+\frac{1}{4}+\frac{1}{4^2}+\ldots+\frac{1}{4^{n-1}}+\ldots$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu $u_1=1$, công bội $q=\frac{1}{4}$.
Vậy $1+\frac{1}{4}+\frac{1}{4^2}+\ldots+\frac{1}{4^{n-1}}+\ldots=\frac{1}{1-\frac{1}{4}}=\frac{4}{3} \Rightarrow S_n=\frac{a^2 \sqrt{3}}{4} \cdot \frac{4}{3}=\frac{a^2 \sqrt{3}}{3}$
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở VN trong thời kì hội nhập quốc tế
Chương 3. Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á
Unit 1: Eat, drink and be healthy
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11
SGK Toán Lớp 11