Câu 1
Chữ số hàng phần trăm của số thập phân -1 435, 672 là:
A. 4
B. 3
C. 7
D. 2
Phương pháp giải:
Chữ số hàng phần trăm là chữ số thứ 2 sau dấu phẩy
Lời giải chi tiết:
Chữ số hàng phần trăm của số thập phân -1 435, 672 là 7
Chọn C
Câu 2
Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Tổng của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
B. Tích của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
C. Hiệu của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
D. Thương của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
Phương pháp giải:
Chỉ ra ví dụ chứng tỏ khẳng định sai
Lời giải chi tiết:
Khẳng định A, B, D đúng
Khẳng định C sai. Chẳng hạn, hiệu 0,21 – 1, 22 = -1,01 không là số thập phân dương
Chọn C
Câu 3
Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Hiệu của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
B. Tổng của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
C. Tích của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
D. Thương của hai số thập phân âm là một số thập phân âm
Phương pháp giải:
Chỉ ra ví dụ chứng tỏ khẳng định sai
Lời giải chi tiết:
Khẳng định A sai. Chẳng hạn, hiệu (-1,3) – (-2,4) = 1,1 không là số thập phân âm
Khẳng định B đúng
Khẳng định C sai vì tích của 2 số thập phân âm là một số thập phân dương
Khẳng định D sai vì thương của 2 số thập phân âm là một số thập phân dương
Chọn B
Câu 4
Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây?
A. 131,29
B. 131,30
C. 131,31
D. 130
Phương pháp giải:
+ Xác định số ở hàng làm tròn.
+ Để làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn) ta làm như sau:
* Đối với chữ số hàng làm tròn:
+Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
*Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
+Bỏ đi nếu ở phần thập phân
+Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Lời giải chi tiết:
Số a = 131,2956 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai được: 131,30
Chọn B
Câu 5
Tích 214,9 . 1,09 là:
A. 234, 241
B. 209,241
C. 231,124
D. -234,241
Phương pháp giải:
Tính tích của 2 số thập phân
Lời giải chi tiết:
Ta được: 214,9 . 1,09 = 234, 241
Chọn A
Câu 6
Một công nhân được tăng lương hai lần liên tiếp, lần sau tăng 10% so với mức lương lần trước. So với lúc chưa tăng lương, sau hai lần tăng lương, mức lương của người công nhân đó đã được tăng:
A. 31%
B. 19%
C. 20%
D. 21%
Phương pháp giải:
Gọi a là lương ban đầu của công nhân đó
Tính lương sau mỗi lần tăng
Lời giải chi tiết:
Gọi a là lương ban đầu của công nhân đó
Sau lần tăng thứ nhất, lương người đó là: a + a. 10% = 1,1. a
Sau lần tăng thứ hai, lương người đó là: 1,1.a + 1,1a. 10% = 1,21.a
Như vậy, so với lúc chưa tăng lương, sau hai lần tăng lương, mức lương của người công nhân đó đã được tăng: 1,21.a – a = 0,21.a
Tức là tăng \(\frac{{0,21a}}{a}.100\% = 21\% \)
Chọn D
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
Bài 8: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ THIÊN NHIÊN
SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST SIÊU NGẮN
BÀI 8: TIẾT KIỆM
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6