Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Bài 3. Điều hoàn hoạt động của gen
Bài 4. Đột biến gen
Bài 5. Nhiễn sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7. Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14. Thực hành: Lai giống
Bài 15. Bài tập chương I và chương II
TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (ĐỊNH LUẬT HACĐI – VANBEC)
1. Định luật Hacđi – Vanbec
Trong 1 quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi qua các thế hệ theo đẳng thức:
- Nếu 1 quần thể một gen chỉ có 2 alen A và a với tần số alen A và a tương ứng là p và q thì quần thể được gọi là cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức:p2AA+ 2pqAa + q2aa = 1
2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật
- Quần thể phải có kích thước lớn
- Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có chọn lọc tự nhiên).
- Không xảy ra đột biến, nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch.
- Không có sự di - nhập gen.
Nhận xét:
+ Trong thực tế, một quần thể rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen liên tục biến đổi, đó là trạng thái động của quần thể.
+ Một quần thể có thể ở trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen của 1 gen nào đó nhưng lại không cân bằng về những gen khác.
3. Ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec:
+ Ý nghĩa lý luận: Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể và giải thích vì sao có những quần thể ổn định qua thời gian dài.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Khi biết một quần thể đạt trạng thái cân bằng thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra tần số tương đối các alen và kiểu gen trong quần thể; ngược lại, nếu biết tần số xuất hiện một đột biến nào đó có thể dự đoán xác suất bắt gặp thể đột biến đó hoặc sự tiềm tàng các gen đột biến có hại trong quần thể (rất quan trọng trong y học và chọn giống).
Đề kiểm tra giữa học kì II - Hóa học 12
Unit 12. Water Sports
Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
HÌNH HỌC SBT - TOÁN 12 NÂNG CAO
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ