Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên: các chất từ môi trường ngoài vào cơ thể, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.
Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
1. Chu trình Cacbon
- Carbon là nguyên tố cần thiết cho mọi sinh vật sống.
- Carbon trong sinh quyển tồn tại ở dạng khí CO2 và cacbonat trong đá vôi.
- Một phần C không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường đất, môi trường nước như: than đá, dầu hoả …
2. Chu trình Nito
- N chiếm 79% thể tích khí quyển và là 1 khí trơ.
- Thực vật hấp thụ N dưới dạng muối NH4+ (amôn), NO3- (nitrat), NO2- (nitrit).
- Các muối trên được hình thành trong tự nhiên bằng con đường vật lí, hóa học và sinh học
3. Chu trình nước
- Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể và chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể sinh vật.
- Giữa cơ thể và môi trường luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.
- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của Trái Đất. Trong sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên toàn cầu.
- Sinh quyển dày khoảng 20km, bao gồm các lớp đất dày khoảng vài chục mét (địa quyển), lớp không khí cao 6-7km (khí quyển) và lớp nước đại dương sâu tới 10-11km (thuỷ quyển)
- Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học (biôm) khác nhau, mỗi khu có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau, bao gồm các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển.
Sơ đồ tư duy Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển:
Đề thi thử THPT QG
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 12
Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Unit 9. Deserts
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ