Hai đại lượng gọi là tỉ lệ thuận nếu đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Phương pháp giải: Khi giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận ta có thể dùng phương pháp rút về đơn vị, phương pháp dùng tỉ số hoặc quy tắc tam suất thuận. |
Ví dụ 1: Một ô tô trong 5 giờ đi được 135 km. Hỏi trong 7 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? (Biết quãng đường ô tô đó đi được trong mỗi giờ là như nhau)
Tóm tắt
5 giờ: 135 km
7 giờ: ? km
Giải:
Trong 1 giờ, ô tô đi được:
135 : 5 = 27 (km)
Trong7 giờ, ô tô đi được:
27 x 7 = 189 (km)
Đáp số: 189 km
Ví dụ 2: Một đơn vị vận tải đã huy động 8 xe để chở 480 tấn hàng trong thời gian quy định. Sai khi chở được 160 tấn thì đơn vị được giao nhiệm vụ chở thêm 640 tấn hàng nữa. Hỏi đơn vị đó phải huy động thêm bao nhiêu xe để chở xong lô hàng trong thời gian quy định. Biết rằng sức chở của mỗi xe là như nhau.
Giải
Cách 1 (Rút về đơn vị)
Số hàng còn lại là:
480 – 160 = 320 (tấn)
Số hàng 1 xe phải chở là
320 : 8 = 40 (tấn)
Số xe phải huy động thêm là
640 : 40 = 16 (xe)
Đáp số: 16 xe
Cách 2 (Phương pháp dùng tỉ số)
Số hàng còn lại là
480 – 160 = 320 (tấn)
Số tấn hàng phải chở thêm gấp số tấn hàng còn lại là
640 : 320 = 2 (lần)
Số xe cần huy động thêm là
8 x 2 = 16 (xe)
Đáp số: 16 xe
Cách 3 (quy tắc tam suất thuận)
Số hàng còn lại là
480 – 160 = 320 (tấn)
Số xe cần huy động thêm là:
640 : 320 x 8 = 16 (xe)
Đáp số: 16 xe
Tuần 28: Luyện tập chung về: Thời gian, vận tốc, quãng đường, ôn tập về số tự nhiên, phân số
Unit 17: What Would You Like To Eat?
Unit 6: How Many Lessons Do You Have Today?
Bài tập cuối tuần 24
Unit 5: Where Will You Be This Weekend?