Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1. Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng
A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng
B. Tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất
C. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
D. Đầu tư vào các ngành dịch vụ
Câu 2. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở nước Đức tháng 7 – 1933?
A. Hítle thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế
B. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ
C. Đảng Cộng sản Đức phải ngừng hoạt động
D. Hiến pháp Vaima chính thức bị hủy bỏ
Câu 3. Ngành kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh nhất ở Đức những năm 30 của thế kỉ XX là
A. Công nghiệp dệt
B. Công nghiệp quân sự
C. Công nghiệp khai khoảng
D. Công nghiệp cơ khí, chế tạo
Câu 4. Tháng 10 – 1933, chính quyền Hítle đã có hành động gì?
A. Tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên
B. Ban hành lệnh tổng động viên trên toàn nước Đức
C. Tuyên bố thành lập quân đội thường trực
D. Bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự
Câu 5. Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như
A. Một trại tập trung khổng lồ
B. Một trại lính khổng lồ
C. Một tên sen đầm quốc tế
D. Một đế quốc bất khả chiến bại.
Câu 6. Ngày 25-11-1936, Đức kí với Nhật hiệp ước gì?
A. “Chống quốc tế cộng sản”.
B. “Phòng thủ chung châu Âu”.
C. “Phòng thủ chung châu Á”.
D. “Chống các Đảng cộng sản”.
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
“Sau khi lên nắm chính quyền, chính phủ ... ráo riết thiết lập nền chuyên chính ... Công khai khủng bố các Đảng phái dân chủ trước hết là Đảng cộng sản Đức”.
A. Hít le/ chuyên chính
B. Hít le/ độc tài
C. Quân chủ/ Hít le
D. Quân chủ/ độc tài
Câu 8. Nội dung nào phản ánh điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Chính phủ Hítle giai đoạn 1933 – 1939?
A. Bắt tay với các nước phát xít
B. Thực hiện chính sách đối ngoại nước lớn
C. Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh
D. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước tư bản châu Âu
Câu 9. Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng
A. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng
B. tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
D. đầu tư vào các ngành dịch vụ
Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức?
A. Khủng hoảng chính trị trầm trọng
B. Cuộc đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra gay gắt
C. Kinh tế suy sụp, các nhà máy đóng cửa, số lượng thất nghiệp tăng nhanh
D. Giới cầm quyền Đức lo củng cố quyền lực, chuẩn bị chiến tranh
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | B | A | B | A | B | C | C | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Về kinh tế, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
Chon đáp án: C
Cau 2.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành các ngành kinh tế. Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự.
Chọn đáp án: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 68.
Cách giải:
Tháng 10-1933, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên để được tự do hành động.
Chọn đáp án: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 68.
Cách giải:
Đến năm 1938, với đội quân 1500000 người cùng 30000 xe tăng và khoảng 4000 máy ba, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: liên hệ.
Cách giải:
Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản năm 1936.
- Thỏa ước ước quốc tế giữa Đức và Nhật Bản (kí 25.11.1936 – tại Beclin) và sau đó với Ý (kí 6.11.1937) nhằm thiết lập một số khối liên minh phát xít Đức – Ý – Nhật dưới danh nghĩa cùng “hợp tác trong linh vực phòng thủ chống nhữn hoạt động phá hoại của Quốc tế cộng sản.
- Trong điều 1 của Hiệp ước ghi rõ: :các bên kí kết hiêp ước cam kết sẽ thông báo cho nhau về hỏa động của Quốc tế cộng sản, sẽ trao đổi ý kiến về việc áp dụng biện pháp phòng thủ cần thiết và củng cố sự hợp tác chặt chẽ trong viêc thực hiện các biện pháp đó” Trên thực tế, qua việc kí hiệp ước này, các nước phát xít chủ trương thành lập một liên minh chính trị - quân sự, không chỉ chống Quốc tế cộng sản mà còn muốn gây ra chiến tranh chống các nước Anh Pháp, Hoa Kì, phá vỡ hê thống Vécxai – Oasinhtơn và phân chia lại phạm vi thống trị thế giới.
- Sau này các nước Tây Ban Nha, Bungari, Rumani, Phần Lan, Hungari cũng tham gia hiệp ướC.
Chọn đáp án: A
Câu 7.
Phương pháp: điền từ.
Cách giải:
Từ năm 1933, Chính phủ Hít – le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản.
Chọn đáp án: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 68.
Cách giải:
Về chính sách đối ngoại, Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh như:
- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Năm 1935, ban bố lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
- Đến năm 1938, Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 67.
Cách giải:
Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế nước Đức theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
Chọn: C
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 66, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.
- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.
- Hàng nghìn nhà máy xí nghiệp đóng cửa.
- Mâu thuẫn xã hội và những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.
Đáp án D: là chính sách đối ngoại của Đức sau khi chủ nghĩa phát xít hình thành.
Chọn: D
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám năm 1945)
Review Unit 7
Unit 0: Introduction
Chương VI. Bảo vệ môi trường
Review Unit 3
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11