Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
Đề bài
Câu 1: (4 điểm) Điền mốc thời gian cho phù hợp với nội dung của lịch sử nước Đức trong bảng sau:
Thời gian | Nội dung sự kiện |
… | Sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh, vươn lên đứng đấu châu Âu. |
Năm 1932 | … |
Ngày 30-1-1933 | … |
… | Hít-le vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, sau đó đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng phát luật |
Năm 1934 | … |
… | Nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược |
Câu 2: (6 điểm) Nước Đức đã tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào? Hãy nêu những chính sách về chính trị, kinh tế của nước Đức để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 64-68.
Cách giải:
Thời gian | Nội dung sự kiện |
Năm 1929 | Sản xuất công nghiệp Đức phát triển mạnh, vươn lên đứng đấu châu Âu. |
Năm 1932 | Sản xuất công nghiệp ở Đức giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng |
Ngày 30-1-1933 | Hít-le lên làm thủ tướng, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. |
Tháng 3-1933 | Hít-le vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, sau đó đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng phát luật |
Năm 1934 | Nền Cộng hòa Vai-ma hòa toàn sụp đổ |
Năm 1938 | Nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược |
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 64-68, suy luận
Cách giải:
* Nước Đức tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933):
- Cuộc khủng hoảng thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức. Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản không đủ sức mạnh để duy trì chế độ Cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.
- Đảng Quốc xã ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Hít-le ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
- Thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ mới, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
* Những chính sách về chính trị, kinh tế của nước Đức để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933):
- Về chính trị:
+ Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
+ Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.
- Về kinh tế: chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự. Tháng 7-1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về pháp luật dân sự
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 11
Chuyên đề 2. Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX
Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11