Đề bài
Câu 1: Chọn câu sai.
Cảm ứng từ B tại một điểm M trong từ trường
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường.
B. phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn.
C. phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
D. phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn.
Câu 2: Cảm ứng từ của một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại một điểm M có độ lớn tăng lên khi
A. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây.
B. M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây.
C. M dịch chuyển song song với dây và cùng chiều với chiều dòng điện.
D. M dịch chuyển song song với dây theo hướng ngược chiều dòng điện.
Câu 3: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ I = 5A, người ta đo được ảm ứng từ B = 31,4.10-6 T. Đường kính của dòng điện là:
A. d = 20 cm. B. d = 10 cm.
C. d = 2 cm. D. d = 1 cm.
Câu 4: Chọn câu sai.
Đường sức từ của từ trường
A. là những đường cong không kín.
B. không cắt nhau.
C. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
D. có chiều quy ước là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm nằm cân bằng tại một điểm trên đường.
Câu 5: Chọn câu đúng.
A. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và dây dẫn điện.
B. Từ trường tại mỗi điểm có hướng xác định.
C. Có thể nhận biết từ trường bằng cách đặt vào trong từ trường một điện tích thử.
D. Tại mỗi điểm trong từ trường có thể vẽ được vô số các đường sức từ đi qua.
Câu 6: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5 T bên trong một ống dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 2A. Ống dây dài 50cm. Số vòng dây quấn trên ống dây là:
A. N = 994 vòng. B. N = 49736 vòng.
C. N = 1562 vòng. D. N = 497 vòng.
Câu 7: Trong các hình vẽ đường sức từ của các dòng điện thẳng ở hình II.1, hình nào đúng?
Câu 8: Hai dây dẫn thẳng dài có các dòng điện I1 = 2A và I2 = 3A được đặt vuông góc với nhau trong cùng một mặt phẳng (không tiếp xúc được với nhau). Tìm cảm ứng từ tại điểm M nằm cách dòng điện I1 đoạn 10cm và cách dòng điện I2 đoạn 8cm như hình II.2.
A. BM = 3,5.10-6 T.
B. BM = 4,5.10-6 T.
C. BM = 2,5.10-6 T.
D. BM = 5,5.10-6 T.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về nguyên lí chồng chất từ trường là sai ?
A. Nếu tại một điểm M, từ trường do hai nguồn sinh ra (nam châm hoặc dòng điện) có vectơ cảm ứng từ là \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) thì tại M có từ trường tổng hợp.
B. Vectơ cảm ứng từ tại điểm M của từ trường tổng hợp là tổng vectơ của hai vectơ cảm ứng từ thành phần: \(\overrightarrow B \, = \,\overrightarrow {{B_1}} \, + \,\overrightarrow {{B_2}} .\)
C. Cảm ứng từ tại M sẽ bằng B = B1 + B2 và cũng đo bằng đơn vị tesla (T).
D. Nguyên lí chồng chất từ trường có thể mở rộng cho nhiều từ trường của các nam châm, của các dòng điện hoặc của hỗn hợp cả nam châm và dòng điện.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về từ trường đều là sai?
A. Từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại mọi điểm đều bằng nhau.
B. Từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song.
C. Từ trường mà có các đường sức từ cách đều nhau là từ trường đều.
D. Đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Lời giải chi tiết
1. D | 2. A | 3. A | 4. A | 5. B |
6. D | 7. B | 8. A | 9. C | 10. C |
Câu 1:
Độ lớn cảm ứn từ B tại một điểm M trong từ trường :
- Tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường
- Phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn (thẳng, tròn,…)
- Phụ thuộc vào môi trường xung quanh
- Không phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn => D sai
Chọn D
Câu 2:
Theo công thức \({B_M} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r},\) khi điểm M dịch chuyển theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây thì r giảm, mà I không đổi nên BM tăng.
Chọn A
Câu 3:
Theo công thức tính cảm ứng từ tại tâm của dòng điện tròn:
\({B_0} = 2\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{I}{R} \Rightarrow R\, = \,\dfrac{{2\pi {{.10}^{ - 7}}I}}{{{B_0}}}.\)
Thay số \( \Rightarrow R\, = \,\dfrac{{2\pi {{.10}^{ - 7}}.5}}{{31,{{4.10}^{ - 6}}}} = 0,1 \Rightarrow \) đường kính \(d = 2R = 0,2m = 20\,cm.\)
Chọn A
Câu 4:
Đường sức từ là những đường cong kín.
Chọn A
Câu 5:
Hướng của từ trường tại mỗi điểm là hướng từ S sang N của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó nên từ trường tại mỗi điểm chỉ có một hướng xác định.
Chọn B
Câu 6:
Theo công thức tính cảm ứng từ trong lòng ống dây \(B\, = \,4\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{{NI}}{l}.\)
\( \Rightarrow N\, = \,\dfrac{{Bl}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}I}}\)
Đổi l = 50 cm = 0,5 m.
Thay số
\(N\, = \,\dfrac{{{{250.10}^{ - 5}}.0,5}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}.2}} \approx 497\) vòng.
Chọn D
Câu 7:
Áp dụng quy tắc nắm tay phải.
Chọn B
Câu 8:
+ Tại M có \({\overrightarrow B _M} = {\overrightarrow B _1} + {\overrightarrow B _2}\) với \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) lần lượt là cảm ứng từ do I1, I2 gây ra tại M, có phương chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải.
+ \({\overrightarrow B _1}\) : Phương chiều :
Độ lớn: \({B_1} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_1}}}{{{r_1}}};\) Đổi r1 = 10 cm = 0,1 m.
Thay số \( \Rightarrow {B_1} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{2}{{0,1}} = {4.10^{ - 6}}\,T.\)
+ \({\overrightarrow B _2}\): Phương chiều : \( \oplus \)
Độ lớn: : \({B_1} = {2.10^{ - 7}}\dfrac{{{I_2}}}{{{r_2}}};\) Đổi r2 = 8 cm = 0,08 m.
Thay số
\( \Rightarrow {B_2} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{3}{{0,08}} = 7,{5.10^{ - 6}}\,T.\)
+ Do \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) cùng phương, ngược chiều và B2 > B1 nên \({\overrightarrow B _M}\) cùng phương, chiều \({\overrightarrow B _2}\) và \({B_M} = {B_2} - {B_1} = 3,{5.10^{ - 6}}\,T.\)
Chọn A
Câu 9:
Biều thức B = B1 + B2 chỉ đúng trong trường hợp \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) cùng phương cùng chiều, trong trường hợp tổng quát thì biểu thức này không đúng.
Chọn C
Câu 10:
Phát biểu C chưa đầy đủ. Từ trường có các đường sức từ cách đều nhau mà không song song với nhau thì vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) tại các điểm khác nhau sẽ có phương, chiều khác nhau. Từ trường này không phải là từ trường đều.
Chọn C
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Phần ba: Sinh học cơ thể
Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Unit 5: Challenges
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11