Đề bài
Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45˚ thì góc khúc xạ bằng 30˚. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:
A. \(\sqrt 3 \) B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
C. 2 D. \(\sqrt 2 \)
Câu 2: Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt trong suốt có chiết suất \(n = \sqrt 3 \) sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó, góc tới i có giá trị là:
A. 450 B. 300
C. 200 D. 600
Câu 3: Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:
A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i < igh.
B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i > igh.
C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i ≥ igh.
D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i < igh.
Câu 4: Tia sáng đi từ không khí khi tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp hai lần góc khúc xạ?
A. 370 B. 450
C. 41,40 D. 82,80
Câu 5: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, chiết suất của kim cương là 2,42. Tốc độ ánh sáng trong kim cương là:
A. 242000 km/s B. 726000 km/s
C. 124000 km/s D. 522000 km/s
Câu 6: Một người nhìn thẳng góc xuống mặt nước thấy ảnh của con cá ở dưới nước bị
A. dịch ngang song song với mặt nước một đoạn
B. dịch lại gần mặt nước một đoạn.
C. dịch ra xa mặt nước một đoạn
D. không bị dịch chuyển
Câu 7: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ môi trường trong suốt có chiết suất n1 đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất n2 (n2 < n1). Góc giới hạn phản xạ toàn phần xác định theo công thức
A. \(\sin {i_{gh}} = {n_1}.{n_2}\)
B. \(\sin {i_{gh}} = \frac{1}{{{n_1}.{n_2}}}\)
C. \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
D. \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
Câu 8: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 9: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. luôn nhỏ hơn 1.
B. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
C. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. luôn lớn hơn 1.
Câu 10: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
A. \(i > {45^0}\) B. \(i < {45^0}\)
C. \({30^0} < i < {90^0}\) D. \(i < {60^0}\)
Lời giải chi tiết
1. D | 2. D | 3. C | 4. D | 5. C |
6. D | 7. C | 8. C | 9. C | 10. B |
Câu 1:
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
\(\sin i = n\sin r \Rightarrow n = \frac{{\sin i}}{{\sin r}} = \frac{{\sin {{45}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \sqrt 2 \)
Chọn D
Câu 2:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\sin i = n\sin r\\i + r = {90^0}\end{array} \right. \\\Rightarrow \sin i = n\sin \left( {{{90}^0} - i} \right) \Rightarrow i = {60^0}\)
Chọn D
Câu 3:
Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sáng môi trường chiết quang kém là \(i \ge {i_{gh}}\)
Chọn C
Câu 4:
Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có:
\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
Theo đề bài ta có: i = 2r
\( \Rightarrow \sin i = 1,5\sin \frac{i}{2} \Leftrightarrow 2\sin \frac{i}{2}\cos \frac{i}{2} = 1,5\sin \frac{i}{2}\) (1)
Do i = 2r nên \(i \ne 0\)
Suy ra: (1) \( \Leftrightarrow 2\cos \frac{i}{2} = \frac{3}{4} \Rightarrow \cos \frac{i}{2} = \frac{3}{4} \Rightarrow i = 82,{8^0}\)
Chọn D
Câu 5:
Ta có: chiết suất tuyệt đối của kim cương là:
\(n = \frac{c}{v} \Rightarrow v = \frac{c}{n} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{2,42}} \\= 1,{24.10^8}m/s = 124000km/s\)
Chọn C
Câu 6:
Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng chỉ xảy ra khi tia sáng truyền xuyên góc đến mắt → người nhìn thẳng góc → không có hiện tượng khúc xạ → ảnh của con cá không bị dịch chuyển.
Chọn D
Câu 7:
Góc tới hạn để có phản xạ toàn phần được xác định bằng biểu thức \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Chọn C
Câu 8:
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiên tượng ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Chọn C
Câu 9:
Chiết suất tỉ đối với môi trường khúc xạ và môi trường tới bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ so với chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
Chọn C
Câu 10:
+ Khi chiếu tia sáng từ không khí vào chất lỏng:
\(\sin {45^0} = n.\sin {30^0} \Rightarrow n = \frac{{\sin {{45}^0}}}{{\sin {{30}^0}}} = \sqrt 2 \)
+ Khi chiếu tia sáng từ chất lỏng ra không khí. Góc giới hạn phản xạ toàn phần là:
\(\sin {i_{gh}} = \frac{1}{n} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow {i_{gh}} = {45^0}\)
Để có góc khúc xạ thì không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nên \(i < {45^0}\)
Chọn B
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Unit 12: Celebrations
Unit 10: The ecosystem
Chủ đề 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Đề kiểm tra giữa kì 1
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11