Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 là một bộ phận của
A. Cuộc đấu tranh chống phát xít.
B. Cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
C. Cuộc đấu tranh ủng hộ phe đồng mình.
D. Cuộc đấu tranh vì hòa bình thế giới.
Câu 2. Thế giới đã hình thành mấy trận tuyến từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
A. Hai. B. Ba.
C. Bốn. D. Năm.
Câu 3. Mặt trận Việt Minh được thành lập từ quyết định của hội nghị nào?
A. Hôi nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng (10-1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng (3-1933).
C. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đảng (5-1941).
Câu 4. Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh đã ra chỉ thị gì?
A. Sửa soạn khởi nghĩa.
B. Sắm vũ khí đuổi thù chung.
C. Chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Toàn dân khởi nghĩa.
Câu 5. Đâu không phải là mục tiêu của đấu tranh báo chí do Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phát động trong giai đoạn 1941-1945?
A. Công cụ giành chính quyền bằng con đường hòa bình.
B. Đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch.
C. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và mặt trận.
D. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào hàng ngũ cách mạng.
Câu 6. Những thắng lợi của quân Đồng minh trên chiến trường cuối năm 1944 - đầu năm 1945 đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Đông Dương?
A. Hoang mang, lo sợ.
B. Tiếp tục thỏa hiệp với Nhật.
C. Tiến hành lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương.
D. Ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Tập dượt quần chúng đấu tranh.
B. Báo hiệu giờ hành động quyết định đã đến.
C. Thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi.
D. Lực lượng cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc.
Câu 8. Hội nghị lần 8 Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu là do đâu?
A. Tình hình thế giới có sự biến đổi mau lẹ.
B. Chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp.
C. Yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết.
D. Vấn đề dân sinh dân chủ của người dân đã được giải quyết.
Câu 9. Đâu là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 10. Vì sao hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | D | A | A | D | B | C | B | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 86.
Cách giải:
Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đã là một bộ phận của cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 86.
Cách giải:
Từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bủng nổ, thế giới đã hình thành hai trận tuyến, đó là:
- Một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu.
- Một bên là khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 87.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh).
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh đã ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 88, suy luận.
Cách giải:
Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh như Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi lính…phát triển rất phong phú đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Quân Đồng minh liên tục giáng cho phát xít Đức và Nhật những đòn nặng nề. Tháng 8-1944, nước Pháp được giải phóng. Lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật Bản.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 90, suy luận.
Cách giải:
Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng được củng cố, phát triển vượt bậc, làm cho kẻ thù hoang mang suy yếu, thúc đẩy thời cơ cách mạng chín muồi. cao trào kháng Nhật cứu nước đã tập dượt cho quần chúng đấu tranh, báo hiệu giờ hành động quyết định sắp đến.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng. Ở Việt Nam, sự câu kết giữa Pháp - Nhật đã đẩy người dân vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật phát triển rất gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Do đó tại hội nghị lần 8 Ban chấp hàng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1936 - 1939, đảng ta xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Đến giai đoạn 1929 - 1945, mâu thuẫn dân tộc được đặt ra cấp bách => Đảng đã thực hiện quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
- Mở đầu là hội nghị tháng 11-1939.
- Hoàn cảnh là hội nghị tháng 5-1941.
Chọn: B
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên
HỌC KÌ 1
CHƯƠNG III. QUANG HỌC
Đề thi giữa kì 2 - Sinh 9
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ