Đề bài
Câu 1.(5 điểm) Bộ xương người chia làm mấy phần và có chức năng gì ?
Câu 2.(5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Bộ xương người được chia thành xương?
A. Đầu, mình, ngực.
B. Đầu, thân, chân và tay.
C. Đầu, chân và tay.
D. Đầu, cổ, bụng.
2. Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là
A. Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.
B. Tạo nên các khoang, chứa và bảo vệ các cơ quan.
C. Làm chỗ bám cho các phần mềm, giúp cho cơ thể có hình dạng nhất định.
D. Cùng với hệ cơ giúp cho cơ thể vận động dễ dàng.
3. Xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc vì
A. Cấu trúc hình ống và có muối khoáng.
B. Trong xương có tủy xương và có chất hữu cơ
C. Kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng.
D. Cấu trúc hình ống và có tủy xương.
4. Khớp khuỷu tay thuộc loại?
A. Khớp động.
B. Bán động.
C. Không động.
D. Cố định.
5. Xương dài có đặc điểm là
A. Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
B. Không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng
C. Xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.
D. Cả A và C.
Lời giải chi tiết
Câu 1. (5 điểm)
- Bộ xương người chia làm 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay và xương chân).
- Bộ xương có chức năng nâng đỡ cơ thể đứng thẳng trong không gian, làm chỗ bám vững chắc cho các phần mềm như gân, cơ và làm cho cơ thể có hình dáng nhất định. Đồng thời tạo thành các khoang chứa và bảo vộ các cơ quan bên trong như hộp sọ, lồng ngực. Chức năng chính của bộ xương là nâng đỡ và cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động được dễ dàng.
Câu 2.(5 điểm)
1. Bộ xương người được chia đầu, thân, chân và tay.
Chọn B
2. Bộ xương người có chức năng cơ bản nhất là nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đứng thẳng trong không gian.
Chọn A
3. Xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc vì kết hợp chất hữu cơ và muối khoáng.
Chọn C
4. Khớp khuỷu tay thuộc loại khớp động.
Chọn A
5. Xương dài có đặc điểm là
- Đầu xương có sụn bọc, thân xương có màng xương và khoang xương.
- Xương hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương.
Chọn D
Bài 4: Giữ chữ tín
Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
CHƯƠNG I. TỨ GIÁC
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 8
Bài 22