Đề bài
Câu 1 : Chất nào sau đây dẫn được điện?
A. Dung dịch muối ăn.
B. Dung dịch glucozơ.
C. KCl rắn, khan.
D. NaOH rắn khan.
Câu 2 : Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 3 : Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau:
A. Al(OH)3.
B. NaCl.
C. CH3COOH.
D. HClO.
Câu 4 : Muối nào sau đây là muối axit?
A. Na2CO3.
B. CH3COONa.
C. NaClO.
D. NaHSO4.
Câu 5 : Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và KCl.
C. KNO3 và HCl.
D. Ba(OH)2 và AlCl3.
Câu 6 : Hòa tan muối FeSO4 vào nước được dung dịch chất điện li. Dung dịch này chứa các ion:
A. Fe3+ và SO42-.
B. Fe3+ và S2-.
C. Fe2+ và SO42-.
D. Fe2+ và S2-.
Câu 7 : Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là:
A. quỳ tím.
B. dd NaOH.
C. HCl.
D. dd AgNO3.
Câu 8 : Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là:
A. 2
B. 1
C. 13
D. 12
Câu 9 : Dung dịch nào sau đây có giá trị pH > 7?
A. NaNO2.
B. NaCl.
C. NaHSO4.
D. Fe(NO3)3.
Câu 10 : Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/lít, dung dịch có độ dẫn điện nhỏ nhất là:
A. KCl.
B. CH3COOK.
C. CH3COOH.
D. HCl.
Câu 11 : Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 12 : Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
Câu 13 : Muối nào sau đây khi thuỷ phân tạo dung dịch có pH
A. CaCl2.
B. CH3COONa.
C. NaCl.
D. NH4Cl.
Câu 14 : Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,45 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa:
A. 0,45 mol Fe2(SO4)3.
B. 0,225 mol Fe3+.
C. 0,15 mol Fe2(SO4)3.
D. 0,9 mol Fe3+.
Câu 15 : Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn):
A. [H+] = 0,25M.
B. [H+] = 0,05M.
C. [H+] = 0,1M.
D. [H+] = 0,5M.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN
1.A | 2.B | 3.B | 4.D | 5.D | 6.C | 7.D |
|
8.D | 9.A | 10.C | 11.D | 12.A | 13.D | 14.C | 15.D |
Câu 1
Dung dịch NaCl có các ion Na+ và Cl- chuyển động tự do nên có khả năng dẫn điện.
Đáp án A
Câu 2
Các chất thỏa mãn: SO2, Ca(HCO3)2 ; H2SO4 ; NaClO ; Mg(OH)2 (phần hòa tan).
Vậy có 5 chất thỏa mãn.
Đáp án B
Câu 3
NaCl là một chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion.
Đáp án B
Câu 4
Phân tử NaHSO4 có chứa nguyên tử H và có khả năng phân li ra H+:
Đáp án D
Câu 5
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
Đáp án D
Câu 6
FeSO4 là chất điện li mạnh, khi tan vào trong nước điện li hoàn toàn thành các ion:
FeSO4 → Fe2+ + SO42-
Đáp án C
Câu 7
Để phân biệt 3 muối trên ta dùng AgNO3:
- Thu được kết tủa trắng → NaCl:
PTHH: NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓ trắng
- Thu được kết tủa vàng → Na3PO4
PTHH: Na3PO4 + 3AgNO3 → 3NaNO3 + Ag3PO4 ↓ vàng
- Không hiện tượng → NaNO3
Đáp án D
Câu 8
NaOH là chất điện li mạnh => [OH-] = CM NaOH = 0,01M
=> pOH = -log[OH-] = -log(0,01) = 2
=> pH = 14 - pOH = 14 - 2 = 12
Đáp án D
Câu 9
Phương pháp: - Dung dịch có MT kiềm có pH > 7.
- Cách xác định MT của một dung dịch muối:
+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)
+ Muối tạo bởi axit yếu và bazo manh => MT kiềm (pH > 7)
+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh => MT trung tính (pH = 7)
Hướng dẫn giải: NaNO2 là muối tạo bởi bazo mạnh (NaOH) và axit yếu (HNO2)
=> Thủy phân trong nước tạo môi trường kiềm (pH > 7)
Đáp án A
Câu 10
CH3COOH là chất điện li yếu.
KCl, CH3COOK, HCl là chất điện ly mạnh phân li hoàn toàn.
Đáp án C
Câu 11
- Nhúng quỳ tím vào 4 dung dịch muối:
+ Quỳ chuyển xanh => Na2CO3
+ Quỳ không đổi màu => Na2SO4 ; NaNO3 ; BaCl2
- Cho Na2CO3 lần lượt vào 3 dung dịch chưa nhận biết được:
+ Xuất hiện kết tủa trắng => BaCl2
+ Không hiện tượng => Na2SO4 ; NaNO3
- Thêm BaCl2 lần lượt vào 2 dung dịch ở nhóm không kết tủa
+ Xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4
+ Không hiện tượng => NaNO3
Như vậy dùng quỳ tím ta có thể nhận biết được cả 4 chất.
Đáp án D
Câu 12
Ta có cân bằng: CH3COOH CH3COO- + H+
Khi thêm NaOH tức là thêm OH- sẽ có phản ứng: H+ + OH- → H2O
Như vậy lượng H+ sẽ bị trung hòa khiến cho nồng độ H+ giảm => CB chuyển dịch theo chiều thuận
=> Độ điện li của CH3COOH tăng
Đáp án A
Câu 13
NH4Cl là muối tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh (HCl)
=> Thủy phân trong nước tạo môi trường axit (pH<7)
Đáp án D
Câu 14
Fe2(SO4)3 → 2Fe3+ + 3SO42-
(Mol) 0,15 ← 0,3 ← 0,45
Đáp án C
Câu 15
Do H2SO4 là chất điện li hoàn toàn nên phương trình điện li là:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,25M → 0,5M
Đáp án D
Chủ đề 1: Vai trò, tác dụng của môn bóng chuyền đối với sự phát triển thể chất - một số điều luật thi đấu môn bóng chuyền
CHƯƠNG V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Chương IV. Dòng điện. Mạch điện
Chương I. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo
Unit 8: Independent life
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11