Đề bài
Câu 1. Cùng một lực như nhau tác dụng lêu hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. Gọi P\(_A\) , P\(_B\) lần lượt là áp suất tác dụng lên vật A, vật B. Ta có:
A . \(P_A = 2P_B\) B. \(P_B= 2P_A\)
C. \(P_A = P_B\) D.\(P_A ={ P_B^2}\)
Câu 2. Trong hình vẽ 2, lực nào không phải là áp lực ?
A. Trọng lượng của máy kéo chạy trên đoạn đường nằm ngang
B. Lực kéo khúc gồ
C. Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
D. Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ
Câu 3. Lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện trong một chất lỏng là do :
A. sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng của vật.
B. khả năng một chất rắn có thể nổi trên một chất lỏng.
C. xu hướng thoát khỏi chất lỏng của vật.
D. sự khác nhau giữa áp suất tác dụng lên mặt trên và mặt dưới của vật khi nó ở trong chất lỏng.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng
Theo nguyên lý Ác-si-mét, lực đẩy lên vật nhúng trong một chất lỏng bằng
A. trọng lượng của vật.
B. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. tỉ số trọng lượng riêng của chất lỏng trên trọng lượng riêng của vật.
Câu 5. Điền từ thích hợp
Khi độ cao của cột chất lỏng trên một mặt nào đó………… áp suất do chất lỏng tác dụng lên mặt đó……………
A. giảm, tăng.
B. thay đổi, không phụ thuộc vào độ cao của chất lỏng.
C. tăng, giảm.
D. tăng, tăng.
Câu 6. Ở độ sâu nào lực đẩy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất?
A. Ở đáy bình chứa chất lỏng.
B. Ở dưới mặt chất lỏng.
C. Ở độ sâu nào lực đẩy lên vật cũng bằng nhau.
D. Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn.
Câu 7. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào vật có giá trị
A . 2,4N. B. 1,3N.
C. 1,1N. D. 3,7N.
Câu 8. Một vật có khối lượng 3600g có khối lượng riêng bằng 1,8g/cm\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có trọng lượng riêng bằng 8500N/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng . Lực đẩy Ác-si-mét lên vật có độ lớn bằng
A. 17N. B. 8.5N
C. 4N. D. 1,7N
Câu 9. Glyxêrin có trọng lượng riêng gấp 1,26 lần trọng lượng riêng của nước. Áp suất ở độ sâu 10m trong glyxêrin bằng
A. 126 kPa. B. 252 kPa.
C. 79 kPa D. 159 kPa
Câu 10. Một vật nặng 5400g có khối lượng riêng bằng 1800 kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\), nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng
A. 2m\(^3\) . B. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\)
C. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) . D. 3.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) .
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | B | D | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | C | A | A | D |
Câu 8:
Vật có thể tích là:
\(V = \frac{m}{{{d_v}}} = \frac{{3600}}{{1,8}} = 2000c{m^3} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn là:
\(F = d.V = {8500.2.10^{ - 3}} = 17N\)
Chọn A
Câu 10:
Vật có thể tích là:
\(V = \frac{m}{{{d_v}}} = \frac{{5,4}}{{1800}} = {3.10^{ - 3}}{m^3}\)
Chọn D
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 8
Bài 20
Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 8
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN