Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Binh biến Đô Lương.
B. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
C. Khởi nghĩa Nam Kì.
D. Khởi nghĩa Bắc Kì.
Câu 2. Chính sách “kinh tế chỉ huy” mà thực dân Pháp thực hiện Đông Dương trong những năm 1939 - 1945 thực chất là gì?
A. Tạo ưu thế trong cuộc đối đầu với Nhật.
B. Ngầm phản bội lại giao ước với Nhật.
C. Nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.
D. Phát triển nền kinh tế Đông Dương.
Câu 3. Đảng bộ Bắc Sơn đã nhân cơ hội nào để lãnh đạo nhân dân nổi dậy giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng?
A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp.
B. Quân đội Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn.
C. Nhật – Pháp câu kết với nhau.
D. Khởi nghĩa Nam Kì đã giành thắng lợi.
Câu 4. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Nam Kì.
B. Khởi nghĩa Bắc Kì.
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
D. Binh biến Đô Lương.
Câu 5. Ủy ban chỉ huy được thành lập trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) có nhiệm vụ gì?
A. Liên kết với các cuộc khởi nghĩa trong cả nước.
B. Củng cố và phát triển chính quyền cách mạng.
C. Huy động nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa.
D. Phụ trách mọi mặt công tác cách mạng.
Câu 6. Tại sao Nhật không lật đổ Pháp ngay từ khi đặt chân đến Đông Dương?
A. Muốn lợi dụng Pháp để bóc lột nhân dân Đông Dương.
B. Không muốn đụng độ với Mĩ ở châu Á - Thái Bình Dương.
C. Nhật cần nguyên, nhiên liệu cho công cuộc khôi phục kinh tế.
D. Pháp có thế mạnh về nhiều mặt.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945 có biến chuyển như thế nào?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | C | B | C | D | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 85.
Cách giải:
Trong khởi nghĩa Nam Kì, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Sau khi câu kết với Nhật, thực dân Pháp thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Khi quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp thua chạy qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27-9-1940).
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn đã được thành lập và lớn dần lên, sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên).
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, một Ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi mặt công tác cách mạng.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Tháng 9-1940, Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì:
- Người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh;
- Đồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng xâm lược, biến Đông Dương thành hậu phương, căn cứ chiến tranh của Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 81, 82.
Cách giải:
* Tình hình chính trị:
- Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Pháp ra sức vơ vét thuộc địa để phục vụ cho cuộc chiến tranh.
- Tháng 9/1940, Việt Nam chịu sự thống trị của Nhật - Pháp.
- Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Việt Nam sôi sục khí thế cách mạng, sẵn sàng khởi nghĩa.
* Tình hình kinh tế - xã hội:
- Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
- Phát xít Nhật ra sức cướp bóc ruộng đất của nông dân.
- Các công ty Nhật đầu tư vào các những ngành phục vụ cho quân sự.
⟹ Cuối năm 1944 đầu năm 1945, gần 2 triệu đồng bào của Việt Nam chết đói.
Đề thi vào 10 môn Toán Sóc Trăng
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc
Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ