Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Trước tình hình Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì đối với quân Pháp?
A. tạm thời hòa hoãn.
B. kiên quyết đánh Pháp.
C. nhượng cho Pháp 70 ghế trong Quốc hội.
D. phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 2. Ngày 14-9-1946, ta kí Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi về
A. kinh tế - chính trị.
B. kinh tế - văn hóa.
C. chính trị - văn hóa.
D. Chính trị - xã hội.
Câu 3. Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) có tác động như thế nào đến quân Trung Hoa Dân Quốc?
A. Đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Việt Nam.
B. Vô hiệu hóa quân đội Pháp, tạo điều kiện để tiêu diệt Trung Hoa Dân Quốc.
C. Lợi dụng được Trung Hoa Dân Quốc để đánh Pháp.
D. Tập trung lực lượng để đối phó với Trung Hoa Dân Quốc.
Câu 4. Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách quốc gia, Chính phủ cách mạng đã phát động phong trào gì?
A. "Ngày đồng tâm".
B. "Tuần lễ vàng".
C. "Hũ gạo cứu đói".
D. "Nhường cơm, xẻ áo".
Câu 5. Đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ Việt - Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là gì?
A. Đối đầu.
B. Thù địch.
C. Đồng minh.
D. Hòa hoãn.
Câu 6. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tài chính ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám?
A. Ta không giành được quyền kiểm soát ngân hàng Đông Dương.
B. Chưa chủ động được về tài chính và do hành động phá hoại của Trung Hoa Dân Quốc.
C. Vì cách mạng và Chính phủ của ta còn yếu nên chưa in được tiền mới.
D. Do Trung Hoa Dân Quốc tung vào thị trường Việt Nam những đồng tiền đã mất giá.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Đảng và Chính Phủ đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính? Kết quả ra sao?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A | B | A | B | D | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 102.
Cách giải:
Ngày 18-2-1946, thực dân Pháp kí với chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa – Pháp. Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp, tạm thời hòa hoãn với chúng nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 102.
Cách giải:
Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 102.
Cách giải:
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) kí kết giữa Việt Nam với Pháp đã đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, giúp Việt Nam loại bỏ bớt một kẻ thù.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 98.
Cách giải:
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã tích cực hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 102, suy luận.
Cách giải:
Đặc điểm mối quan hệ Việt- Pháp từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946 là hòa hoãn đối thoại thông qua việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và tạm ước 14-9-1946.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 97, suy luận.
Cách giải:
Do chính quyền cách mạng chưa nắm được quyền quản lí ngân hàng Đông Dương, cùng với việc Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá kiến cho nền tài chính bị rối loạn.
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 98-100.
Cách giải:
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài 23
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 - Sinh 9