Đề bài
Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCI rắn, khan
B. CaCl nóng chảy
C. NaOH nóng chảy
D. HBr hòa tan trong nước
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự điện li là quá trình hòa tan một chất vào dung môi (thường là nước) tạo thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
C. Sự điện li là sự phân li một chất ra ion khi chất đó hòa tan trong nước hoặc khi nóng chảy
D. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trong dung dịch.
Câu 3: Trong dung dịch HNO3 0,01 mol/I, nồng độ ion OH ở 25 độ C là:
A.[OH-]=1,0.10-1.
B.[OH-]=1,0.10-12
C.[OH] = 1,0.10-2
D. [OH-] = 1,0.10-19
Câu 4: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AICl3 & CuSO4
B. NaHSO4 & Na2CO3
C. NaAlO2 & HCI
D. CaCl2 & AgNO3
Câu 5: Cần thêm vào 10,0 ml dung dịch HCI có pH = 2 bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch có
pH = 3? (coi thể tích dung dịch không thay đổi khi trộn hai dung dịch).
A. 10 ml
B. 90 ml
C. 100 ml
D. 40 ml
Câu 6: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về
nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10 M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0,10M
Câu 7: Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+ , c mol NO3- và d mol CI-. Biểu thức nào dưới đây là đúng ?
A. a+2b=c+2d
B. a+2b=c+d
C. a+b=c+d
D. 2a+b=2c+d
Câu 8: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. NaNO3
B. KBr
C. Fe(NO3)3
D. KI
Câu 9:Phương trình H+ + OH- → H2O là phương trình ion rút gọn của phản ứng nào sau đây?
A. HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O
B. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O
C. HNO3 +NaOH → NaNO3 + H2O
D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Câu 10: Một dung dịch có [OH-] = 1,5.10-5 M. Môi trường của dung dịch này là:
A. Axit
B. Trung tính
C. Kiểm
D. Không xác định được
Câu 11: Chất điện li mạnh là chất:
A. Khi tan trong dung dịch H2O, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
B. Dễ nhường electron cho chất khác.
C. Làm đổi màu chất chỉ thị màu
D. Khi tan trong nước cho môi trường có pH = 7.
Câu 12: Dung dịch NaCl trong nước có môi trường:
A. Axit
B. Trung tính
C. Bazơ
D. Muối
Câu 13: Muối trung hòa là loại muối:
A. Tạo bởi axit mạnh và bazo yếu
B. Không còn khả năng phân li ra ion H+ trong gốc axit
C. Không có khả năng phản ứng với axit và bazo
D. Tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh
Câu 14: Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa
A. 0,2 mol Al2(SO4)3
B. 0,4 mol AI3+
C. 1,8 mol Al2(SO4)3
D. Cả A và B đều đúng
Câu 15: Dung dịch điện li dẫn điện được là do sự di chuyển của:
A. Các cation
B. Các anion
C. Các phân tử hòa tan
D. Cation và anion
Lời giải chi tiết
Câu 1
Chất không dẫn điện được là KCl rắn, khan
Đáp án A
Câu 2
Sự điện li là sự phân li một chất ra ion khi chất đó hòa tan trong nước hoặc nóng chảy
Đáp án C
Câu 3
Ta có phương trình điện li:
HNO3 → H+ + NO3-
[H+] = [HNO3] = 0,01 mol/l
pH = 2 => pOH = 12
=> [OH- ] = 10-12
Đáp án B
Câu 4
Cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là chất không có khả năng tác dụng với nhau
NaHSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
NaAlO2 + HCl → AlCl3 + NaCl + H2O
CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl
Đáp án A
Câu 5
Ta gọi thể tích lúc trước và sau khi pha loãng lần lượt là V1 và V2
=> Ta có: \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{{{10}^{ - 2}}}} = {10^{ - 1}}\).
Mặt khác V1 = 10ml => V2 = 100ml
=> Lượng nước cất cần thêm vào là: 100 – 10 = 90 ml
Đáp án B
Câu 6
Ta có phương trình điện li:
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+
Vì CH3COOH là chất không điện li hoàn toàn nên ta luôn có được: [H+] < 0,10M
Đáp án D
Câu 7
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:
Tổng lượng điện tích dương bằng tổng lượng điện tích âm
a + 2b = c + d
Đáp án B
Câu 8
Dung dịch muối có pH < 7 (Môi trường axit) là dung dịch muối của kim loại yếu và gốc axit mạnh
Đáp án C
Câu 9
Đáp án C
Câu 10
Đáp án C
Câu 11
Chất điện li mạnh là chất: Khi tan trong dung dịch H2O, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
Đáp án A
Câu 12
Dung dịch NaCl là dung dịch muối của axit mạnh và kim loại mạnh nên có môi trường trung tính
Đáp án B
Câu 13
Muối trung hòa là muối không còn khả năng phân li ra ion H+ trong gốc axit
Một số muối trung hòa đặc biệt: Na2HPO3; NaH2PO2
Đáp án B
Câu 14
Ta có phương trình điện li:
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
n Al3+ = 2/3 n SO42- = 0,4 mol
n Al2(SO4)3 = 1/3 n SO42- = 0,2 mol
Đáp án D
Câu 15
Dung dịch điện li dẫn điện được là do sự di chuyển của các cation và anion
Đáp án D
Chủ đề 4. Trách nhiệm với gia đình
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 11
Chủ đề 4: Kĩ thuật bỏ nhỏ
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương VI - Hóa học 11
Chuyên đề 3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11