Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3
Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 3
Đề kiểm tra 45 phút phần 3
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào được từng bước du nhập vào Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất phong kiến
B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
C. Phương thức sản xuất thực dân
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 - 1918
B. 1896 - 1914
C. 1897 - 1914
D. 1898 - 1918
Câu 3. Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Tiểu thương, địa chủ.
C. Nhà báo, nhà giáo.
D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.
Câu 4. Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Cầu Chương Dương
B. Cầu Long Biên
C. Cầu Tràng Tiền
D. Cầu Hàm Rồng
Câu 5. Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp nào?
A. Nông dân B. Thợ thủ công
C. Nô tì D. Binh lính
Câu 6. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây về nội dung chính sách và hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Lĩnh vực | Nội dung chính sách | Hậu quả |
Nông nghiệp | ||
Công nghiệp | ||
Thương nghiệp |
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. D | 2. C | 3. D | 4. B | 5. A | 6. D |
Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam để trả lời
Cách giải:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
Chọn: D
Câu 2:
Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để trả lời
Cách giải:
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định về quân sự. từ năm 1897 đến 1914 thực dân Pháp đã bắt tay vào khai thác Việt Nam với quy mô lớn- chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Chọn: C
Câu 3:
Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của tầng lớp tiểu tư sản để trả lời.
Cách giải:
Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên
Chọn: D
Chú ý:
Đáp án D: Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ thuộc tầng lớp tư sản.
Câu 4:
Phương pháp: Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời
Cách giải:
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cầu Long Biên được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa. Đây là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương, được người Pháp ca ngợi gọi là cây cầu nối liền hai thế kỷ.
Chọn: B
Câu 5:
Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam để suy luận trả lời
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.
=> Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.
Chọn: A
Chú ý:
Sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân là nhân tố quan trọng hình thành liên minh công – nông ở giai đoạn 1930 – 1931 sau này. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân.
Câu 6:
Phương pháp: Dựa vào tác động của sự chuyển biến kinh tế- xã hội để nhận xét, đánh giá
Cách giải:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 137-138, suy luận.
Cách giải:
Lĩnh vực | Nội dung chính sách | Hậu quả |
Nông nghiệp | Nổi bật là chính sách ruộng đất: - Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. - Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470.000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì. | - Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. - Nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa, bị mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc => trở thành giai cấp công nhân. |
Công nghiệp | - Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại. - Ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời. | - Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa). |
Thương nghiệp | - Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. | - Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. |
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Phần hai: Giáo dục pháp luật
Unit 5: Vietnam & ASEAN
Câu hỏi tự luyện Sử 11
SOẠN VĂN 11 TẬP 2
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11