Đề bài
Câu 1. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp Z gồm: CH4; C2H2 và C2H4.
Câu 2. Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí A (đktc) gồm metan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1 gam. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Dẫn hỗn hợp Z vào dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được kết tủa
\(CH \equiv CH + 2AgN{O_3} + 2N{H_3} \to\)\(\, AgC \equiv CAg \downarrow + 2N{H_4}N{O_3}\)
Dẫn hai khí còn lại qua dung dịch brom, khí C2H4 sẽ bị giữ lại: \({C_2}{H_4} + B{r_2} \to {C_2}{H_4}B{r_2}\)
Sau đó cho kẽm vào thì thấy khí C2H4 thoát ra tinh khiết.
\(C{H_2}Br - C{H_2}Br + Zn \to\)\(\, C{H_2} = C{H_2} + ZnB{r_2}\)
Khí không bị hấp thụ và bay ra là CH4.
Câu 2.
Ta có: \({n_A} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\left( {mol} \right)\)
Phản ứng: \({C_3}{H_6} + B{r_2} \to {C_3}{H_6}B{r_2}\)
Độ tăng khối lượng dung dịch brom chính là khối lượng của C3H6 trong hỗn hợp tức \({m_{{C_3}{H_6}}} = 2,1gam.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {m_{{C_3}{H_6}}} = \dfrac{{2,1}}{{42}} = 0,05\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow {n_{\left( {{C}{H_4} + {C_3}{H_8}} \right)}} = 0,1 - 0,05 = 0,05\left( {mol} \right)\end{array}\)
Gọi a là số mol của CH4 \( \Rightarrow \left( {0,05 - a} \right)\) là số mol của C3H8 \(\begin{array}{l}{C}{H_4} + 2{O_2} \to C{O_2} + 2{H_2}O{\rm{ }}\left( 1 \right)\\{\rm{ a}} \to {\rm{ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, 2a }}\left( {mol} \right)\\{C_3}{H_8} + 5{O_2} \to 3C{O_2} + 4{H_2}O{\rm{ }}\left( 2 \right)\\\left( {0,05 - a} \right){\rm{ }} \to {\rm{ \;\;\;\;\;\;\;\;\; 4}}\left( {0,05 - a} \right){\rm{ }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Theo đề bài, ta có phương trình:
\({n_{{H_2}O}} = 2a + 4\left( {0,05 - a} \right) \)\(\,= \dfrac{{3,24}}{{18}} = 0,18\left( {mol} \right) \)
\(\Rightarrow a = 0,01\left( {mol} \right)\)
Vì là chất khí nên %V = %n
\(\% {V_{{C}{H_4}}} = \% {n_{{C}{H_4}}} = \dfrac{{0,01}}{{0,1}} \times 100\% = 10\% ;\)
\(\begin{array}{l}\% {V_{{C_3}{H_8}}} = \% {n_{{C_3}{H_8}}} = \dfrac{{0,04}}{{0,1}} \times 100\% = 40\% \\\% {V_{{C_3}{H_6}}} = 100\% - \left( {10\% + 40\% } \right) = 50\% \end{array}\)
Unit 12: Celebrations
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Unit 11: Sources Of Energy - Các nguồn năng lượng
Phần một: Giáo dục kinh tế
Chương IV. Sản xuất cơ khí
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11