Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1: Tìm m để phương trình \({x^2} - \left( {{m^2} + m} \right)x - 2 = 0\) có nghiệm.
Bài 2: Viết phương trình đường thẳng qua điểm \((0;− 2)\) và tiếp xúc với parabol \(y = 2{x^2}\) (P ).
Bài 3: Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(y = {x \over {{x^2} + 1}}.\)
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
Tích a.c<0 nên suy ra biệt thức delta dương với mọi m=>đpcm
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Ta có các hệ số: \(a = 1; c = − 2.\) Vì vậy \(a.c = − 2 < 0\) \( \Rightarrow {b^2} - 4ac > 0\), hay \({\left( {{m^2} + m} \right)^2} + 8 > 0,\) với mọi m.
Vậy phương trình luôn có nghiệm với mọi m.
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Phương trình đường thẳng qua điểm \((0; − 2)\) nên \(b=– 2\), giả sử \(y = kx – 2\) (d)
Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P ) và (d)
(P ) và (d) tiếp xúc với nhau khi và chỉ khi phương trình trên có nghiệm kép
Lời giải chi tiết:
Bài 2: Phương trình đường thẳng qua điểm \((0; − 2)\) nên \(b=– 2\), giả sử \(y = kx – 2\) (d)
Xét phương trình hoành độ giao điểm ( nếu có) của (P ) và (d):
\(2{x^2} = kx - 2 \)\(\;\Leftrightarrow 2{x^2} - kx + 2 = 0\,\,\,\,\,\left( * \right)\)
(P ) và (d) tiếp xúc với nhau khi và chỉ khi phương trình (*) có nghiệm kép
\( \Leftrightarrow \Delta = 0 \Leftrightarrow {k^2} - 16 = 0 \Leftrightarrow k = \pm 4.\)
Phương trình đường thẳng đi qua điểm \((0; − 2)\) và tiếp xúc với (P ) là :
\(y = \pm 4x - 2.\)
LG bài 3
LG bài 3
Phương pháp giải:
Đưa biểu thức về phương trình bậc hai của x, còn y là tham số.
Biện luận: pt trên có nghiệm \(\Leftrightarrow ∆ ≥ 0\) giải ra ta tìm được GTLN của y
Lời giải chi tiết:
Bài 3: Mẫu số : \({x^2} + 1 \ne 0\), với mọi x.
Vậy : \(y = {x \over {{x^2} + 1}} \Leftrightarrow y{x^2} + y = x \)
\(\Leftrightarrow y{x^2} - x + y = 0\,\,\,\,\left( * \right)\)
Ta xem phương trình (*) là phương trình bậc hai của x, còn y là tham số.
+) Nếu \(y = 0\), phương trình (*) có nghiệm \(x = 0.\)
+) Nếu \(y \ne 0\), phương trình (*) có nghiệm \(\Rightarrow ∆ ≥ 0\)
\(1 - 4{y^2} \ge 0 \Leftrightarrow {y^2} \le {1 \over 4} \)
\(\Leftrightarrow \left| y \right| \le {1 \over 2} \Leftrightarrow - {1 \over 2} \le y \le {1 \over 2}\)
Vậy giá trị lớn nhất của y là \({1 \over 2}\), dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi :
\({1 \over 2}{x^2} - x + {1 \over 2} = 0 \Leftrightarrow x = 1.\)
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Unit 5: The Media - Phương tiện truyền thông
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề cương ôn tập lý thuyết & bài tập học kỳ 2