PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 - Đề số 5

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trận đánh gây tiếng vang lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của nhân dân ta là

A. Trận tại cửa Ô Thanh Hà.

B. Trận phục kích cửa Ô Quan Chưởng.

C. Trận ở vùng mỏ than Hòn Gai.

D. Trận phục kích tại Cầu Giấy.

Câu 2. Với hiệp ước Giáp Tuất kí năm 1874 triều đình Huế đã chính thức thừa nhận…

A. Ba tỉnh Đông Nam Kì là thuộc đất Pháp.

B. Ba tỉnh Tây Nam Kì Là thuộc đất Pháp.

C. Sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp .

D. Sáu tỉnh Nam Kì và đảo Côn Lôn là thuộc đất Pháp.

Câu 3. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2, phản ứng của quân dân Hà Nội như thế nào?

A. Tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.

B. Thực hiện chính sách vườn không nhà trống.

C. Ra sức hưởng ứng theo giặc.

D. Nhân dân đấu tranh dưới sự lãnh đạo hoàn toàn của triều đình.

Câu 4. Khi tiến chiếm được thành Hà Nội lần thứ nhất, thực dân Pháp đã không có hành động gì?

A. Cướp nhiều vàng bạc, châu báu, phá hủy các cổng thành.

B. Vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh.

C. Trực tiếp cải quản thành Hà Nội.

D. Củng cố khu nhượng địa bên bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương chính.

Câu 5. Chiến thắng Câu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

A. Thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân .

D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá vỡ vòng vây của địch.

Câu 6. Thực dân Pháp đem quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất với lí do?

A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

B. Vì nhu cầu về thị trường , nguyên liệu , nhân công.

C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.

Câu 7. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất kết thúc đã ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào?

A. Nhân dân vui mừng, phấn khởi; Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng.

B. Pháp giành ưu thế trên chiến trường, tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

C. Ta giành thế chủ động, Pháp bị động trên chiến trường.

D. Pháp kí hiệp ước Nhâm Tuất, rút quân về nước.

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với Thực dân Pháp?

A. Quân Pháp tấn công Thuận An.

B. Triều đình kí hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

C. Không chọn được người kế vị vua Tự Đức.

D. Thành Hà Nội thất thủ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Câu 2: Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại?

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. A

4. C

5. B

6. D

7. A

8. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 118.

Cách giải:

Trận Cầu Giấy (21-12-1873) là trận đánh gây tiếng vang lớn  nhất khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi; ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tím cách thương lượng.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 119

Cách giải:

Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 được kí kết giữa triều đình Huế với thực dân Pháp bao gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này, nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp, công nhân quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình Đông Dương.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

- Đáp án A: Khi đành Bắc Kì lần thứ hai, ngay từ đầu quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa chặn giặc.

- Đáp án B: kế sách của quân ta khi Pháp tấn công Đà Nẵng.

- Đáp án C: nhân dân không khi nào hưởng ứng theo Pháp.

- Đáp án D: nhân dân không chỉ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của triều đình mà con tư dộng đấu tranh, làm nên thắng lợi của trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883)

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 120.

Cách giải:

Khi chiếm được thành Hà Nội lần thứ nhất, quân Pháp đã có một số hành động như:

- Cướp nhiều vàng bạc, châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác.

- Vứt súng đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh.

- Cho củng cố khu nhượng địa bên bờ sông Hồng.

- Chiếm sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản Hà Nội.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 121.

Cách giải:

Chiến thắng Cầu giấy lần thứ hai (19-5-1883) thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 117.

Cách giải:

Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp cho gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, bắt liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn hoạt động ở vùng biển Trung Quốc – Việt Nam.

Chớp lấy cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy –puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

Chọn đáp án: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 118.

Cách giải:

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 123.

Cách giải:

Theo nội dung của Hiệp ước Hác măng (25-8-1883), Việt  Nam hoàn toàn thuộc Pháp về chính trị, kinh tế, quân sự. Sau đó, để xoa dịu cuộc đấu tranh của nhân dân và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu. Bản hiệp ước Pa-tơ-nốt gồ 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác măng. Đây là hai bản hiệp ước đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp.

Chọn đáp án: B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk Lịch sử 11 trang 119, 120

Cách giải:

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:

* Âm mưu của Pháp: chiếm đóng toàn bộ Việt Nam.

* Duyên cớ: viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản Hiệp ước 1874, ngày 3-4-1882, Rivie chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.

* Hành động của Pháp: 

- Ngày 03-04-1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội và gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu hạ vũ khí, giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành.

- Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hồ nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng nên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.

- Ri-vi-e còn cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Câu 2:

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta (1858 - 1884) thất bại bao gồm:

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân. 

- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved